Thị trường châu Á tiếp tục chứng kiến thêm một phiên vàng lên giá, trái ngược với phiên hẫng hụt đêm trước của thị trường vàng New York, trong bối cảnh giới kinh doanh đang chờ đợi số liệu từ Mỹ và châu Âu.
Dự kiến, đây sẽ là những thông tin kém khả quan, có thể khiến các ngân hàng trung ương phải đưa ra các biện pháp kích thích nền kinh tế trì trệ của họ.
Hy vọng về các biện pháp nới lỏng định lượng (QE) đang tăng cao sau những số liệu yếu kém công bố mới đây của Trung Quốc và Nhật Bản. Một khi gói QE được đưa ra, lạm phát chắc chắc leo thang và khiến giới đầu tư đổ vốn vào vàng - luôn được xem là "nơi nương náu an toàn."
Mở cửa phiên 14/8 tại Hong Kong, giá vàng giao ngay đã tăng 10,54 USD lên 1.627,46 USD/ounce. Tính đến trưa cùng ngày tại Singapore, giá mặt hàng này tăng 0,3% so với phiên trước đó lên 1.612,25 USD/ounce.
Ông Peter Fung, người đứng đầu bộ phận giao dịch thuộc Công ty Wing Fung Precious Metals tại Hong Kong, nói "vàng có thể dao động trong khoảng 1.600-1.630 USD/ounce trong thời gian nhà đầu tư chờ đợi các Ngân hàng trung ương Mỹ và châu Âu hành động."
Theo nhà phân tích thị trường của hãng tin Reuters, ông Wang Tao, các phân tích kỹ thuật cho thấy giá vàng sẽ dao động trong khoảng 1.605,20-1.627 USD/ounce trong phiên 14/8.
Nhà đầu tư vẫn lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ công ở Eurozone. Lãi suất trái phiếu ngắn hạn của Chính phủ Tây Ban Nha đang tăng khi giới đầu tư đánh giá lại khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu nối lại chương trình thu mua trái phiếu, trong bối cảnh nợ công của Italy leo lên mức cao kỷ lục gần 2.000 tỷ euro trong tháng 6/2012.
Trong một diễn biến liên quan, mỗi liên hệ trái chiều giữa đồng USD và vàng đã suy yếu dần kể từ khi bắt đầu tháng 8/2012.
Bằng chứng là khi chốt phiên giao dịch đầu tuần này trên Sàn giao dịch kim loại New York (COMEX), giá vàng giao tháng 12/2012 giảm 10,2 USD (0,63%) xuống 1.612,6 USD/ounce, bất chấp đồng USD yếu đi.
Như vậy, giá vàng đã kết thúc ba phiên tăng giá liên tiếp trước đó trong phiên 13/8 và mất gần 10 USD chỉ trong vòng một phiên, song hiện vẫn ở trên ngưỡng tâm lý 1.600 USD/ounce.
Theo giới phân tích, vàng kỳ hạn giảm giá trong phiên đầu tuần khi có số liệu chính thức cho thấy kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng chậm lại trong quý 2/2012 - thông tin có tầm ảnh hưởng phủ khắp các thị trường, trong đó có thị trường kim loại quý.
Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, tổng sản phẩm quốc nội của Nhật Bản trong quý 2/2012 chỉ tăng 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn nhiều mức tăng tương ứng của quý 1/2012. Thông tin này lập tức khiến chứng khoán Phố Wall và thị trường dầu mỏ đi xuống, do giới đầu tư lo ngại về khả năng tăng trưởng của kinh tế toàn cầu./.
Dự kiến, đây sẽ là những thông tin kém khả quan, có thể khiến các ngân hàng trung ương phải đưa ra các biện pháp kích thích nền kinh tế trì trệ của họ.
Hy vọng về các biện pháp nới lỏng định lượng (QE) đang tăng cao sau những số liệu yếu kém công bố mới đây của Trung Quốc và Nhật Bản. Một khi gói QE được đưa ra, lạm phát chắc chắc leo thang và khiến giới đầu tư đổ vốn vào vàng - luôn được xem là "nơi nương náu an toàn."
Mở cửa phiên 14/8 tại Hong Kong, giá vàng giao ngay đã tăng 10,54 USD lên 1.627,46 USD/ounce. Tính đến trưa cùng ngày tại Singapore, giá mặt hàng này tăng 0,3% so với phiên trước đó lên 1.612,25 USD/ounce.
Ông Peter Fung, người đứng đầu bộ phận giao dịch thuộc Công ty Wing Fung Precious Metals tại Hong Kong, nói "vàng có thể dao động trong khoảng 1.600-1.630 USD/ounce trong thời gian nhà đầu tư chờ đợi các Ngân hàng trung ương Mỹ và châu Âu hành động."
Theo nhà phân tích thị trường của hãng tin Reuters, ông Wang Tao, các phân tích kỹ thuật cho thấy giá vàng sẽ dao động trong khoảng 1.605,20-1.627 USD/ounce trong phiên 14/8.
Nhà đầu tư vẫn lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ công ở Eurozone. Lãi suất trái phiếu ngắn hạn của Chính phủ Tây Ban Nha đang tăng khi giới đầu tư đánh giá lại khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu nối lại chương trình thu mua trái phiếu, trong bối cảnh nợ công của Italy leo lên mức cao kỷ lục gần 2.000 tỷ euro trong tháng 6/2012.
Trong một diễn biến liên quan, mỗi liên hệ trái chiều giữa đồng USD và vàng đã suy yếu dần kể từ khi bắt đầu tháng 8/2012.
Bằng chứng là khi chốt phiên giao dịch đầu tuần này trên Sàn giao dịch kim loại New York (COMEX), giá vàng giao tháng 12/2012 giảm 10,2 USD (0,63%) xuống 1.612,6 USD/ounce, bất chấp đồng USD yếu đi.
Như vậy, giá vàng đã kết thúc ba phiên tăng giá liên tiếp trước đó trong phiên 13/8 và mất gần 10 USD chỉ trong vòng một phiên, song hiện vẫn ở trên ngưỡng tâm lý 1.600 USD/ounce.
Theo giới phân tích, vàng kỳ hạn giảm giá trong phiên đầu tuần khi có số liệu chính thức cho thấy kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng chậm lại trong quý 2/2012 - thông tin có tầm ảnh hưởng phủ khắp các thị trường, trong đó có thị trường kim loại quý.
Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, tổng sản phẩm quốc nội của Nhật Bản trong quý 2/2012 chỉ tăng 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn nhiều mức tăng tương ứng của quý 1/2012. Thông tin này lập tức khiến chứng khoán Phố Wall và thị trường dầu mỏ đi xuống, do giới đầu tư lo ngại về khả năng tăng trưởng của kinh tế toàn cầu./.
Trang Nhung (TTXVN)