Sau khi đã tăng trên 1% lên gần mức cao nhất 6 tuần qua trong phiên giao dịch hôm trước 3/11 tại thị trường New York, giá vàng đã phân hóa không đồng nhất trên thị trường châu Á trong phiên cuối tuần ngày 4/11 khi hạ nhiệt trên sàn giao dịch điện tử Singapore, song lại tiếp tục đi lên tại thị trường Hong Kong.
Mặc dù vậy, giá vàng vẫn được giao dịch chủ yếu quanh các mức giá ở gần mức cao nhất 6 tuần qua do những bất ổn vẫn bao trùm quanh cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực Eurozone cũng như khả năng Hy Lạp có thể rút khỏi khu vực này.
Ngay từ lúc mở của phiên 4/11, vào lúc 0 giờ 14 giờ GMT (khoảng 7 giờ 15 giờ Việt Nam) trên sàn điện tử Singapore, giá vàng giao ngay đã giảm 6,21 USD xuống 1.756,44 USD/ounce, song vẫn đang hướng tới tuần tăng giá thứ hai liên tiếp.
Giá vàng kỳ hạn tháng 12/2011 cũng giảm 0,39% xuống 1.758,5 USD/ounce. Còn tại thị trường Hong Kong, giá vàng vào lúc mở cửa phiên 4/11 lại tăng tiếp 30,38 USD lên 1.762,48 USD/ounce.
Sang đến phiên chiều, xu hướng trái chiều vẫn tiếp tục trên hai sàn chính trong khu vực, song đà giảm đã có phần chững lại trên sàn điện tử Singapore và vào lúc 15 giờ chiều, giá vàng giao ngay chỉ còn giảm 4,26 USD xuống 1.758,39 USD/ounce, trong khi giá vàng kỳ hạn tháng 12 cũng chỉ còn mất có 0,28% về 1.760,20 USD/ounce.
Còn tại thị trường Hong Kong, đà tăng cũng có phần chậm lại khi giá vàng giao ngay vào lúc chốt phiên chỉ còn tăng 26,28 USD lên 1.758,38 USD/ounce.
Thị trường có vẻ khá lạc quan trước thông tin cho hay cuộc họp của nhóm các nền kinh tế phát triển và đang nổi hàng đầu thế giới G20 đang xem xét việc bơm hàng tỷ USD vào nền kinh tế thế giới thông qua Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF), nhằm tăng tính thanh khoản trên toàn cầu.
Thêm vào đó, căng thẳng tại châu Âu cũng phần nào được tháo gỡ sau khi Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou vào cuối ngày 3/11 tuyên bố có thể bãi bỏ cuộc trưng cầu ý dân về kế hoạch cứu trợ mới được Liên minh châu Âu (EU) thông qua hôm 26/10.
Theo Nicholas Trevethan, chiến lược gia cấp cao về kim loại quý tại ANZ Bank ở Singapore, xu hướng của giá vàng trong ngắn hạn sẽ phụ thuộc khá nhiều vào diễn biến tại Hy Lạp.
Nếu Thủ tướng Hy Lạp Papandreou vẫn giữ được vị trí của ông thì có thể sẽ có một đợt mua mạnh mới, không chí với vàng mà còn với cả các hàng hóa khác. Một nguồn tin từ Chính phủ Hy Lạp cho biết Thủ tướng Papandreou đã chịu nhượng bộ phe đối lập và đồng ý sẽ lùi bước và mở đường cho một chính phủ liên minh nếu đảng của ông ủng hộ ông trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm vào ngày 4/11 này.
Trong khi đó, giám đốc công ty Lee Cheong Gold Dealers có trụ sở tại Hong Kong, Ronald Leung, cho rằng giá vàng đã thực sự được hỗ trợ bởi cuộc khủng hoảng ở khu vực Eurozone và có thể vẫn duy trì được đà đi lên trong ngắn hạn, với mức kháng cự ở 1.800 USD/ounce, do mọi người vẫn có tâm lý gửi tiền của họ vào các tài sản an toàn như vàng.
Giới đầu tư hiện đang hướng sự chú ý vào số liệu bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ được Bộ Lao Động nước này công bố vào cuối ngày 4/11 để ước đoán xem liệu FED có khả năng tung ra các biện pháp kích thích mới nhằm vực dậy nền kinh tế đang tăng trưởng chậm chạp này.
Các chuyên gia kinh tế dự đoán lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ trong tháng 10 có thể sẽ tạo thêm được 95.000 việc làm mới.
Trước đó, trong phiên 3/11 tại New York, giá vàng giao ngay đã tăng được 1,5% lên chốt phiên ở 1.763,69 USD/ounce - đánh dấu phiên thăng hoa thứ ba liên tiếp của kim loại quý. Trong phiên, đã có lúc giá vàng giao ngay tăng lên 1.787,40 USD/ounce - mức cao nhất kể từ ngày 22/9.
Giá vàng giao tháng 12 cũng tăng mạnh 35,80 USD lên 1.765,40 USD/ounce. Giá vàng đi lên trong phiên này chủ yếu nhờ động thái cắt giảm lãi suất bất ngờ của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cùng tình hình phức tạp tại Hy Lạp, đẩy vàng trở lại là kênh đầu tư an toàn đối với các nhà đầu tư./.
Mặc dù vậy, giá vàng vẫn được giao dịch chủ yếu quanh các mức giá ở gần mức cao nhất 6 tuần qua do những bất ổn vẫn bao trùm quanh cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực Eurozone cũng như khả năng Hy Lạp có thể rút khỏi khu vực này.
Ngay từ lúc mở của phiên 4/11, vào lúc 0 giờ 14 giờ GMT (khoảng 7 giờ 15 giờ Việt Nam) trên sàn điện tử Singapore, giá vàng giao ngay đã giảm 6,21 USD xuống 1.756,44 USD/ounce, song vẫn đang hướng tới tuần tăng giá thứ hai liên tiếp.
Giá vàng kỳ hạn tháng 12/2011 cũng giảm 0,39% xuống 1.758,5 USD/ounce. Còn tại thị trường Hong Kong, giá vàng vào lúc mở cửa phiên 4/11 lại tăng tiếp 30,38 USD lên 1.762,48 USD/ounce.
Sang đến phiên chiều, xu hướng trái chiều vẫn tiếp tục trên hai sàn chính trong khu vực, song đà giảm đã có phần chững lại trên sàn điện tử Singapore và vào lúc 15 giờ chiều, giá vàng giao ngay chỉ còn giảm 4,26 USD xuống 1.758,39 USD/ounce, trong khi giá vàng kỳ hạn tháng 12 cũng chỉ còn mất có 0,28% về 1.760,20 USD/ounce.
Còn tại thị trường Hong Kong, đà tăng cũng có phần chậm lại khi giá vàng giao ngay vào lúc chốt phiên chỉ còn tăng 26,28 USD lên 1.758,38 USD/ounce.
Thị trường có vẻ khá lạc quan trước thông tin cho hay cuộc họp của nhóm các nền kinh tế phát triển và đang nổi hàng đầu thế giới G20 đang xem xét việc bơm hàng tỷ USD vào nền kinh tế thế giới thông qua Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF), nhằm tăng tính thanh khoản trên toàn cầu.
Thêm vào đó, căng thẳng tại châu Âu cũng phần nào được tháo gỡ sau khi Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou vào cuối ngày 3/11 tuyên bố có thể bãi bỏ cuộc trưng cầu ý dân về kế hoạch cứu trợ mới được Liên minh châu Âu (EU) thông qua hôm 26/10.
Theo Nicholas Trevethan, chiến lược gia cấp cao về kim loại quý tại ANZ Bank ở Singapore, xu hướng của giá vàng trong ngắn hạn sẽ phụ thuộc khá nhiều vào diễn biến tại Hy Lạp.
Nếu Thủ tướng Hy Lạp Papandreou vẫn giữ được vị trí của ông thì có thể sẽ có một đợt mua mạnh mới, không chí với vàng mà còn với cả các hàng hóa khác. Một nguồn tin từ Chính phủ Hy Lạp cho biết Thủ tướng Papandreou đã chịu nhượng bộ phe đối lập và đồng ý sẽ lùi bước và mở đường cho một chính phủ liên minh nếu đảng của ông ủng hộ ông trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm vào ngày 4/11 này.
Trong khi đó, giám đốc công ty Lee Cheong Gold Dealers có trụ sở tại Hong Kong, Ronald Leung, cho rằng giá vàng đã thực sự được hỗ trợ bởi cuộc khủng hoảng ở khu vực Eurozone và có thể vẫn duy trì được đà đi lên trong ngắn hạn, với mức kháng cự ở 1.800 USD/ounce, do mọi người vẫn có tâm lý gửi tiền của họ vào các tài sản an toàn như vàng.
Giới đầu tư hiện đang hướng sự chú ý vào số liệu bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ được Bộ Lao Động nước này công bố vào cuối ngày 4/11 để ước đoán xem liệu FED có khả năng tung ra các biện pháp kích thích mới nhằm vực dậy nền kinh tế đang tăng trưởng chậm chạp này.
Các chuyên gia kinh tế dự đoán lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ trong tháng 10 có thể sẽ tạo thêm được 95.000 việc làm mới.
Trước đó, trong phiên 3/11 tại New York, giá vàng giao ngay đã tăng được 1,5% lên chốt phiên ở 1.763,69 USD/ounce - đánh dấu phiên thăng hoa thứ ba liên tiếp của kim loại quý. Trong phiên, đã có lúc giá vàng giao ngay tăng lên 1.787,40 USD/ounce - mức cao nhất kể từ ngày 22/9.
Giá vàng giao tháng 12 cũng tăng mạnh 35,80 USD lên 1.765,40 USD/ounce. Giá vàng đi lên trong phiên này chủ yếu nhờ động thái cắt giảm lãi suất bất ngờ của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cùng tình hình phức tạp tại Hy Lạp, đẩy vàng trở lại là kênh đầu tư an toàn đối với các nhà đầu tư./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)