Tỉnh Quảng Nam có trên 125km chiều dài bờ biển, với ngư trường rộng hơn 40.000km2, được đánh giá là một trong những địa phương có thế mạnh về tiềm năng kinh tế biển.
Mỗi năm ngư dân Quảng Nam khai thác đạt trên trên 53.000 tấn hải sản các loại, trong đó có những loại hải sản quý có giá trị kinh tế cao như: hải sâm, bào ngư, tôm hùm.
Thế nhưng, năng lực đánh bắt hải sản của ngư dân nơi đây vẫn chưa thật sự tương xứng với tiềm năng. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế này là do ngư dân thiếu vốn đầu tư để nâng cấp, cải hoán và đóng mới tàu thuyền có công suất lớn, cũng như mua sắm ngư lưới cụ và thiết bị đi biển hiện đại để đảm bảo vươn khơi xa, bám biển dài ngày.
Gần 20 năm gắn bó với nghề biển, sở hữu đôi tàu trị giá hơn 4 tỷ đồng, chuyên hành nghề câu mực khơi, bây giờ anh Phạm Văn Trung ở xã Bình Minh, huyện Thăng Bình (Quảng Nam) có nhu cầu vay một tỷ đồng từ nguồn vốn vay ưu đãi để sửa chữa, cải hoán một trong hai chiếc tàu sang nghề lưới mành xa bờ.
Tuy nhiên, anh chỉ có thể chuyển đổi ngành nghề bằng việc vay mượn bạn bè, người quen với lãi suất khá cao.
Anh Trung tâm sự, ngư trường quen thuộc của ngư dân ở đây là các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Để khai thác được ở ngư trường xa bờ này thì cần phải có tàu cá có công suất lớn gắn với các phương tiện thông tin liên lạc và ngư lưới cụ hiện đại, đảm bảo đáp ứng nhu cầu hành nghề dài ngày trên biển. Do đó, hầu hết ngư dân mong được Nhà nước cho vay với lãi suất ưu đãi để có điều kiện hơn trong việc đầu tư mua sắm phương tiện, thiết bị để bám ngư trường dài ngày hơn. Thế nhưng, đến nay, việc tiếp cận với nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi của nhiều hộ ngư dân vẫn còn xa vời.
Vài năm trở lại đây đã xuất hiện ngày càng nhiều hộ ngư dân đầu tư hàng tỷ đồng để đóng mới tàu có công suất từ 600cv trở lên cùng các trang thiết bị đi biển hiện đại vươn ra ngư trường khơi xa bám biển dài ngày. Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Nam đã giúp nhiều hộ và nhóm hộ vay vốn không lãi suất để đóng tàu có công suất lớn như vậy. Chỉ tính riêng ở huyện Núi Thành, năm 2012, đã có 19 hộ ngư dân và nhóm hộ ngư dân vay không lãi suất với số tiền hơn 12 tỷ đồng để đóng mới tàu thuyền từ Quỹ hỗ trợ ngư dân.
Tuy nhiên, do nguồn vốn có hạn nên số đối tượng và hạn mức được vay cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của ngư dân. Anh Huỳnh Văn Bính, xã Tam Quang, huyện Núi Thành, người được vay 1,3 tỷ đồng để đóng mới tàu có công suất 680cv cho biết, số hộ ngư dân được tiếp cận với nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ ngư dân như gia đình anh vẫn còn ít ỏi.
Trong 2 năm qua, từ nhiều nguồn vốn hỗ trợ cho tàu cá có công suất từ 90 CV trở lên, tỉnh Quảng Nam đã giải ngân trên 60 tỷ đồng cho ngư dân có điều kiện tiếp tục bám biển.
Theo ông Nguyễn Minh Khả, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Núi Thành, huyện đã đề nghị với tỉnh thay đổi chính sách, tạo điều kiện cho ngư dân vay vốn với chu kỳ dài hơn, số lượng lớn hơn để giúp ngư dân có điều kiện cải hoán, đóng mới tàu thuyền.
Nguồn vốn này còn kích thích dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển, một trong những dịch vụ đang đòi hỏi bức xúc nhất của ngư dân hiện nay. Dịch vụ hậu cần nghề cá có nhiệm vụ cung cấp vật tư nhiên liệu ngay trên biển với gía bằng gía trên bờ đồng thời thu gom sảm phẩm khai thác được đưa vào đất liền tiêu thụ.
Hiệu quả rõ nhất của mô hình này là ngư dân tiết kiệm được nhiên liệu do không phải đưa phương tiện vào bờ để tiếp nhiên liệu vừa tăng số ngày bám biển trong mỗi chuyến ra khơi. Ngoài việc cung cấp nhiên liệu, dịch vụ này còn thu mua được sản lượng hải sản lớn, có chất lượng cao. Tuy nhiên, mô hình cung cấp dịch vụ trên biển này ở Quảng Nam chưa được phổ biến rộng. Do đó, giải quyết được bài toán vốn vay với lãi suất ưu đãi và phát triển các loại hình dịch vụ hậu cần nghề cá theo các mô hình mới sẽ thúc đẩy công tác bảo vệ và khai thác biển có hiệu quả./.
Mỗi năm ngư dân Quảng Nam khai thác đạt trên trên 53.000 tấn hải sản các loại, trong đó có những loại hải sản quý có giá trị kinh tế cao như: hải sâm, bào ngư, tôm hùm.
Thế nhưng, năng lực đánh bắt hải sản của ngư dân nơi đây vẫn chưa thật sự tương xứng với tiềm năng. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế này là do ngư dân thiếu vốn đầu tư để nâng cấp, cải hoán và đóng mới tàu thuyền có công suất lớn, cũng như mua sắm ngư lưới cụ và thiết bị đi biển hiện đại để đảm bảo vươn khơi xa, bám biển dài ngày.
Gần 20 năm gắn bó với nghề biển, sở hữu đôi tàu trị giá hơn 4 tỷ đồng, chuyên hành nghề câu mực khơi, bây giờ anh Phạm Văn Trung ở xã Bình Minh, huyện Thăng Bình (Quảng Nam) có nhu cầu vay một tỷ đồng từ nguồn vốn vay ưu đãi để sửa chữa, cải hoán một trong hai chiếc tàu sang nghề lưới mành xa bờ.
Tuy nhiên, anh chỉ có thể chuyển đổi ngành nghề bằng việc vay mượn bạn bè, người quen với lãi suất khá cao.
Anh Trung tâm sự, ngư trường quen thuộc của ngư dân ở đây là các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Để khai thác được ở ngư trường xa bờ này thì cần phải có tàu cá có công suất lớn gắn với các phương tiện thông tin liên lạc và ngư lưới cụ hiện đại, đảm bảo đáp ứng nhu cầu hành nghề dài ngày trên biển. Do đó, hầu hết ngư dân mong được Nhà nước cho vay với lãi suất ưu đãi để có điều kiện hơn trong việc đầu tư mua sắm phương tiện, thiết bị để bám ngư trường dài ngày hơn. Thế nhưng, đến nay, việc tiếp cận với nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi của nhiều hộ ngư dân vẫn còn xa vời.
Vài năm trở lại đây đã xuất hiện ngày càng nhiều hộ ngư dân đầu tư hàng tỷ đồng để đóng mới tàu có công suất từ 600cv trở lên cùng các trang thiết bị đi biển hiện đại vươn ra ngư trường khơi xa bám biển dài ngày. Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Nam đã giúp nhiều hộ và nhóm hộ vay vốn không lãi suất để đóng tàu có công suất lớn như vậy. Chỉ tính riêng ở huyện Núi Thành, năm 2012, đã có 19 hộ ngư dân và nhóm hộ ngư dân vay không lãi suất với số tiền hơn 12 tỷ đồng để đóng mới tàu thuyền từ Quỹ hỗ trợ ngư dân.
Tuy nhiên, do nguồn vốn có hạn nên số đối tượng và hạn mức được vay cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của ngư dân. Anh Huỳnh Văn Bính, xã Tam Quang, huyện Núi Thành, người được vay 1,3 tỷ đồng để đóng mới tàu có công suất 680cv cho biết, số hộ ngư dân được tiếp cận với nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ ngư dân như gia đình anh vẫn còn ít ỏi.
Trong 2 năm qua, từ nhiều nguồn vốn hỗ trợ cho tàu cá có công suất từ 90 CV trở lên, tỉnh Quảng Nam đã giải ngân trên 60 tỷ đồng cho ngư dân có điều kiện tiếp tục bám biển.
Theo ông Nguyễn Minh Khả, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Núi Thành, huyện đã đề nghị với tỉnh thay đổi chính sách, tạo điều kiện cho ngư dân vay vốn với chu kỳ dài hơn, số lượng lớn hơn để giúp ngư dân có điều kiện cải hoán, đóng mới tàu thuyền.
Nguồn vốn này còn kích thích dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển, một trong những dịch vụ đang đòi hỏi bức xúc nhất của ngư dân hiện nay. Dịch vụ hậu cần nghề cá có nhiệm vụ cung cấp vật tư nhiên liệu ngay trên biển với gía bằng gía trên bờ đồng thời thu gom sảm phẩm khai thác được đưa vào đất liền tiêu thụ.
Hiệu quả rõ nhất của mô hình này là ngư dân tiết kiệm được nhiên liệu do không phải đưa phương tiện vào bờ để tiếp nhiên liệu vừa tăng số ngày bám biển trong mỗi chuyến ra khơi. Ngoài việc cung cấp nhiên liệu, dịch vụ này còn thu mua được sản lượng hải sản lớn, có chất lượng cao. Tuy nhiên, mô hình cung cấp dịch vụ trên biển này ở Quảng Nam chưa được phổ biến rộng. Do đó, giải quyết được bài toán vốn vay với lãi suất ưu đãi và phát triển các loại hình dịch vụ hậu cần nghề cá theo các mô hình mới sẽ thúc đẩy công tác bảo vệ và khai thác biển có hiệu quả./.
Đoàn Hữu Trung (TTXVN)