Sau hơn ba năm nghiên cứu, thạc sỹ Hoàng Văn Thập, Giám đốc Vườn quốc gia Cát Bà đã đưa ra năm giải pháp phục hồi khoảng 7.000ha rừng tái sinh nghèo trên núi đá vôi tại vùng đệm của Vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng.
Các giải pháp gồm: khoanh nuôi bảo vệ đối với những khu rừng có khả năng phục hồi tự nhiên, không cần tác động của con người; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp với trồng bổ sung những loại cây có mục đích đối với những khu rừng dễ phục hồi tự nhiên hoặc phát triển chậm; làm giàu, nuôi dưỡng rừng ở những diện tích rừng trồng kinh doanh bằng cách đưa nhiều loại cây đa mục đích như lấy gỗ, thuốc; cải tạo đối với rừng sinh thái bằng cách phát quang, tỉa bớt những loại cây phi mục đích.
Giám đốc Vườn Quốc gia Cát Bà cho biết, khó khăn của việc triển khai các giải pháp trên là kinh phí đầu tư lớn, cộng thêm việc cải tạo rừng trên núi đá mất đến chục năm mới đem lại hiệu quả kinh tế, nên người dân tham gia chương trình, dự án phục hồi rừng cần sự hỗ trợ về vốn của Nhà nước cũng như các tổ chức quốc tế khác.
Do chưa tìm được nguồn kinh phí thực hiện, trước mắt, Vườn quốc gia Cát Bà mới triển khai thí điểm các giải pháp trên với quy mô nhỏ, diện tích 15ha.
Khu rừng tái sinh nghèo trên núi đá hiện trong tình trạng trơ trọi, cằn cỗi, có thể mất đi nếu không có biện pháp tích cực phục hồi, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái của Vườn quốc gia Cát Bà, khu dự trữ sinh quyển thế giới./.
Các giải pháp gồm: khoanh nuôi bảo vệ đối với những khu rừng có khả năng phục hồi tự nhiên, không cần tác động của con người; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp với trồng bổ sung những loại cây có mục đích đối với những khu rừng dễ phục hồi tự nhiên hoặc phát triển chậm; làm giàu, nuôi dưỡng rừng ở những diện tích rừng trồng kinh doanh bằng cách đưa nhiều loại cây đa mục đích như lấy gỗ, thuốc; cải tạo đối với rừng sinh thái bằng cách phát quang, tỉa bớt những loại cây phi mục đích.
Giám đốc Vườn Quốc gia Cát Bà cho biết, khó khăn của việc triển khai các giải pháp trên là kinh phí đầu tư lớn, cộng thêm việc cải tạo rừng trên núi đá mất đến chục năm mới đem lại hiệu quả kinh tế, nên người dân tham gia chương trình, dự án phục hồi rừng cần sự hỗ trợ về vốn của Nhà nước cũng như các tổ chức quốc tế khác.
Do chưa tìm được nguồn kinh phí thực hiện, trước mắt, Vườn quốc gia Cát Bà mới triển khai thí điểm các giải pháp trên với quy mô nhỏ, diện tích 15ha.
Khu rừng tái sinh nghèo trên núi đá hiện trong tình trạng trơ trọi, cằn cỗi, có thể mất đi nếu không có biện pháp tích cực phục hồi, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái của Vườn quốc gia Cát Bà, khu dự trữ sinh quyển thế giới./.
Văn Đức (TTXVN/Vietnam+)