Tại phiên họp ngày 14/1 Đại hội XI của Đảng, Phó giáo sư-tiến sỹ Vũ Văn Phúc, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tham luận về chủ đề: "Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thiết thực Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Giải pháp quan trọng để rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên."
VietnamPlus xin trích giới thiệu bài tham luận trên.
Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" là sự tiếp tục thực hiện quan điểm xây dựng đạo đức cách mạng, coi đạo đức là bộ phận cấu thành quan trọng của nền tảng tinh thần xã hội và của Đảng ta, đặc biệt từ khi Đảng trở thành Đảng cầm quyền.
…Theo kết quả điều tra dư luận xã hội của Ban Tuyên giáo Trung ương, có 84% người được hỏi cho rằng, Cuộc vận động đã tạo ra sự chuyển biến về nhận thức, gắn liền với ý chí tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên.
Thực tế nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được phát hiện, biểu dương và được xã hội ghi nhận.
Đạt được những kết quả trên là do Cuộc vận động đã đáp ứng nhu cầu chung của toàn xã hội, cùng với sức hấp dẫn, lôi cuốn, thuyết phục của tư tưởng và tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác Hồ. Đồng thời, đó cũng là kết quả của sự thống nhất cao và quan tâm đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai Cuộc vận động của các cấp ủy, từ Trung ương đến cơ sở, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng của công tác xây dựng Đảng. Sự tham gia tích cực, tự giác của đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân, hội viên các đoàn thể chính trị-xã hội, các văn nghệ sỹ, các nhà báo… là lực lượng thúc đẩy việc triển khai Cuộc vận động ngày càng mạnh mẽ hơn trong các tổ chức Đảng, các cơ quan, đơn vị và các địa phương.
Tuy nhiên, với thái độ nghiêm túc, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, chúng ta thấy rõ trong triển khai thực hiện Cuộc vận động còn những hạn chế, khuyết điểm cần khắc phục…
Căn cứ thực tiễn của Cuộc vận động và những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn đó, đặc biệt xuất phát từ những yêu cầu đặt ra của thời kỳ mới, Ban Tuyên giáo Trung ương đề xuất phương hướng và những giải pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” như một giải pháp quan trọng để rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong những năm tới như sau:
Một là, tiếp tục khẳng định chủ trương "'Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh." Gắn chặt hơn nữa đạo đức Hồ Chí Minh với tư tưởng Hồ Chí Minh để góp phần khẳng định và củng cố vững chắc nền tảng tinh thần và đạo đức của Đảng và của chế độ ta. Cần tạo ra được sự thống nhất cao trong toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị, trước hết là trong cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở tất cả các cấp, các ngành về mục đích, ý nghĩa chiến lược, tính chất lâu dài của Cuộc vậnđộng. Cần đầu tư suy nghĩ để xây dựng và phát triển nội dung Cuộc vận động phù hợp và đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Sau Đại hội XI, đề nghị Trung ương tổ chức quán triệt trong toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị về Cuộc vận động gắn với học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XI.
Hai là, trong tư tưởng chỉ đạo, cần khắc phục tư tưởng nóng vội, giản đơn và tư tưởng do dự, thụ động, thiếu tích cực và quyết tâm trong tổ chức triển khai thực hiện. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo cần chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ, thường xuyên và kiên trì; đảm bảo sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng; chú trọng sự phối hợp và phân công trách nhiệm giữa các cơ quan trong toàn bộ hệ thống chính trị, từ đó chuyển hoá Cuộc vận động thành công việc và hoạt động thường xuyên của các tổ chức Đảng, từng cán bộ, đảng viên. Phải coi đó là yêu cầu cao nhất của Cuộc vận động. Cần phải tìm ra những phương thức hoạt động mới để thực hiện bằng được mục tiêu này. Do vậy, về tổ chức, không duy trì Ban Chỉ đạo Cuộc vận động các cấp. Ban Thường vụ cấp ủy các cấp xác định việc lãnh đạo, chỉ đạo Cuộc vận động là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên.
Ba là nghiên cứu để sớm ban hành chương trình toàn khóa XI của Cuộc vận động, gắn với nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hướng dẫn các ngành, địa phương tiếp tục hoàn chỉnh các tiêu chí đạo đức phù hợp với điều kiện, đặc điểm cụ thể của ngành, địa phương để khẩn trương ban hành và tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát.
Kết hợp đẩy mạnh vận động tự giác học tập và tích cực làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phát huy vai trò nêu gương, bắt đầu từ cán bộ chủ trì, chủ chốt các cấp, từ trong Đảng ra ngoài xã hội với thực hiện nghiêm các quy định của tổ chức Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy định của cơ quan, đơn vị và sự giám sát của nhân dân.
Bốn là, để kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống trong thực hành đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cần sớm ban hành quy chế phối hợp thực hiện nội dung Cuộc vận động với Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng cùng cấp và hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội về đạo đức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nhà nước. Cần kết hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa công tác tư tưởng với công tác tổ chức, cán bộ trong Cuộc vận động, đặc biệt trong việc đánh giá, nhận xét, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ và đảng viên.
Năm là, chú trọng phát huy vai trò của tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, nhất là đẩy mạnh tuyên truyền về các điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Sáu là, phát huy dân chủ trong Đảng và trong xã hội, huy động sự tham gia rộng rãi của quần chúng nhân dân trong công tác xây dựng Đảng, tạo cơ sở quần chúng và động lực cho việc triển khai mạnh mẽ, hiệu quả Cuộc vận động./.
VietnamPlus xin trích giới thiệu bài tham luận trên.
Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" là sự tiếp tục thực hiện quan điểm xây dựng đạo đức cách mạng, coi đạo đức là bộ phận cấu thành quan trọng của nền tảng tinh thần xã hội và của Đảng ta, đặc biệt từ khi Đảng trở thành Đảng cầm quyền.
…Theo kết quả điều tra dư luận xã hội của Ban Tuyên giáo Trung ương, có 84% người được hỏi cho rằng, Cuộc vận động đã tạo ra sự chuyển biến về nhận thức, gắn liền với ý chí tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên.
Thực tế nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được phát hiện, biểu dương và được xã hội ghi nhận.
Đạt được những kết quả trên là do Cuộc vận động đã đáp ứng nhu cầu chung của toàn xã hội, cùng với sức hấp dẫn, lôi cuốn, thuyết phục của tư tưởng và tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác Hồ. Đồng thời, đó cũng là kết quả của sự thống nhất cao và quan tâm đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai Cuộc vận động của các cấp ủy, từ Trung ương đến cơ sở, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng của công tác xây dựng Đảng. Sự tham gia tích cực, tự giác của đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân, hội viên các đoàn thể chính trị-xã hội, các văn nghệ sỹ, các nhà báo… là lực lượng thúc đẩy việc triển khai Cuộc vận động ngày càng mạnh mẽ hơn trong các tổ chức Đảng, các cơ quan, đơn vị và các địa phương.
Tuy nhiên, với thái độ nghiêm túc, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, chúng ta thấy rõ trong triển khai thực hiện Cuộc vận động còn những hạn chế, khuyết điểm cần khắc phục…
Căn cứ thực tiễn của Cuộc vận động và những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn đó, đặc biệt xuất phát từ những yêu cầu đặt ra của thời kỳ mới, Ban Tuyên giáo Trung ương đề xuất phương hướng và những giải pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” như một giải pháp quan trọng để rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong những năm tới như sau:
Một là, tiếp tục khẳng định chủ trương "'Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh." Gắn chặt hơn nữa đạo đức Hồ Chí Minh với tư tưởng Hồ Chí Minh để góp phần khẳng định và củng cố vững chắc nền tảng tinh thần và đạo đức của Đảng và của chế độ ta. Cần tạo ra được sự thống nhất cao trong toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị, trước hết là trong cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở tất cả các cấp, các ngành về mục đích, ý nghĩa chiến lược, tính chất lâu dài của Cuộc vậnđộng. Cần đầu tư suy nghĩ để xây dựng và phát triển nội dung Cuộc vận động phù hợp và đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Sau Đại hội XI, đề nghị Trung ương tổ chức quán triệt trong toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị về Cuộc vận động gắn với học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XI.
Hai là, trong tư tưởng chỉ đạo, cần khắc phục tư tưởng nóng vội, giản đơn và tư tưởng do dự, thụ động, thiếu tích cực và quyết tâm trong tổ chức triển khai thực hiện. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo cần chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ, thường xuyên và kiên trì; đảm bảo sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng; chú trọng sự phối hợp và phân công trách nhiệm giữa các cơ quan trong toàn bộ hệ thống chính trị, từ đó chuyển hoá Cuộc vận động thành công việc và hoạt động thường xuyên của các tổ chức Đảng, từng cán bộ, đảng viên. Phải coi đó là yêu cầu cao nhất của Cuộc vận động. Cần phải tìm ra những phương thức hoạt động mới để thực hiện bằng được mục tiêu này. Do vậy, về tổ chức, không duy trì Ban Chỉ đạo Cuộc vận động các cấp. Ban Thường vụ cấp ủy các cấp xác định việc lãnh đạo, chỉ đạo Cuộc vận động là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên.
Ba là nghiên cứu để sớm ban hành chương trình toàn khóa XI của Cuộc vận động, gắn với nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hướng dẫn các ngành, địa phương tiếp tục hoàn chỉnh các tiêu chí đạo đức phù hợp với điều kiện, đặc điểm cụ thể của ngành, địa phương để khẩn trương ban hành và tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát.
Kết hợp đẩy mạnh vận động tự giác học tập và tích cực làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phát huy vai trò nêu gương, bắt đầu từ cán bộ chủ trì, chủ chốt các cấp, từ trong Đảng ra ngoài xã hội với thực hiện nghiêm các quy định của tổ chức Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy định của cơ quan, đơn vị và sự giám sát của nhân dân.
Bốn là, để kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống trong thực hành đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cần sớm ban hành quy chế phối hợp thực hiện nội dung Cuộc vận động với Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng cùng cấp và hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội về đạo đức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nhà nước. Cần kết hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa công tác tư tưởng với công tác tổ chức, cán bộ trong Cuộc vận động, đặc biệt trong việc đánh giá, nhận xét, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ và đảng viên.
Năm là, chú trọng phát huy vai trò của tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, nhất là đẩy mạnh tuyên truyền về các điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Sáu là, phát huy dân chủ trong Đảng và trong xã hội, huy động sự tham gia rộng rãi của quần chúng nhân dân trong công tác xây dựng Đảng, tạo cơ sở quần chúng và động lực cho việc triển khai mạnh mẽ, hiệu quả Cuộc vận động./.
(TTXVN/Vietnam+)