Trong 2 ngày 6-7/9, tại Đà Lạt, Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức hội thảo “Giới và thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ tại Việt Nam.”
Hội thảo được tổ chức nhằm cung cấp thông tin tới các đại biểu dân cử về các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, các kết quả đạt được, những thách thức và kiến nghị, đặc biệt dưới góc độ bình đẳng giới cũng như nêu bật vai trò, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, nhất là đại biểu nữ trong vấn đề bình đẳng giới.
Các tham luận, ý kiến trao đổi tại hội thảo đã đưa ra nhiều giải pháp thiết thực để thực hiện bình đẳng giới và các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ tại Việt Nam.
Bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết tám mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (về giảm đói nghèo, giảm tử vong bà mẹ và trẻ em sơ sinh, giảm dịch bệnh, giảm bất bình đẳng giới, giảm sự xuống cấp của môi trường...) do Liên hiệp quốc đưa ra đã được Việt Nam triển khai tốt.
Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả lớn về giảm hộ nghèo từ trên 20% năm 2000 xuống còn 11,3% năm 2009, giảm mạnh tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, hoàn thành xuất sắc việc phổ cập giáo dục tiểu học...
Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số vấn đề đáng quan tâm và cần phải có giải pháp hữu hiệu nhất để khắc phục như còn có sự bất bình đẳng giàu nghèo giữa các vùng miền, giữa các nhóm người, khoảng cách giàu nghèo đang có xu hướng giãn rộng và nguy cơ tái nghèo cao, tỷ lệ học sinh nữ bỏ học cao hơn học sinh nam...
Chính vì vậy, hội thảo đã tập trung vào 3 chủ đề lớn là tổng quan chung về việc lồng ghép giới và thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ; vấn đề giới trong thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ tại Việt Nam; thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ ở Việt Nam.
Nhiều vấn đề xoay quanh 3 chủ đề này đã được trình bày và thảo luận tại hội thảo như các phương pháp tiếp cận đáp ứng giới dựa trên quyền con người để đảm bảo các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ phục vụ toàn dân, nữ đại biểu Quốc hội và việc thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, lồng ghép trong công tác xây dựng pháp luật, hoạch định chính sách của Quốc hội và những gợi ý cho hoạt động của Quốc hội Việt Nam.../.
Hội thảo được tổ chức nhằm cung cấp thông tin tới các đại biểu dân cử về các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, các kết quả đạt được, những thách thức và kiến nghị, đặc biệt dưới góc độ bình đẳng giới cũng như nêu bật vai trò, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, nhất là đại biểu nữ trong vấn đề bình đẳng giới.
Các tham luận, ý kiến trao đổi tại hội thảo đã đưa ra nhiều giải pháp thiết thực để thực hiện bình đẳng giới và các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ tại Việt Nam.
Bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết tám mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (về giảm đói nghèo, giảm tử vong bà mẹ và trẻ em sơ sinh, giảm dịch bệnh, giảm bất bình đẳng giới, giảm sự xuống cấp của môi trường...) do Liên hiệp quốc đưa ra đã được Việt Nam triển khai tốt.
Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả lớn về giảm hộ nghèo từ trên 20% năm 2000 xuống còn 11,3% năm 2009, giảm mạnh tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, hoàn thành xuất sắc việc phổ cập giáo dục tiểu học...
Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số vấn đề đáng quan tâm và cần phải có giải pháp hữu hiệu nhất để khắc phục như còn có sự bất bình đẳng giàu nghèo giữa các vùng miền, giữa các nhóm người, khoảng cách giàu nghèo đang có xu hướng giãn rộng và nguy cơ tái nghèo cao, tỷ lệ học sinh nữ bỏ học cao hơn học sinh nam...
Chính vì vậy, hội thảo đã tập trung vào 3 chủ đề lớn là tổng quan chung về việc lồng ghép giới và thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ; vấn đề giới trong thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ tại Việt Nam; thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ ở Việt Nam.
Nhiều vấn đề xoay quanh 3 chủ đề này đã được trình bày và thảo luận tại hội thảo như các phương pháp tiếp cận đáp ứng giới dựa trên quyền con người để đảm bảo các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ phục vụ toàn dân, nữ đại biểu Quốc hội và việc thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, lồng ghép trong công tác xây dựng pháp luật, hoạch định chính sách của Quốc hội và những gợi ý cho hoạt động của Quốc hội Việt Nam.../.
Phan Văn Đông (TTXVN/Vietnam+)