Ngày 12/4, tại Hà Nội, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam phối hợp với cơ quan thương mại Pháp UBIFRANCE tổ chức Hội thảo Pháp-Việt với chủ đề “Bảo vệ môi trường và sức khỏe,” nhằm đưa ra giải pháp công nghệ xử lý chất thải cho các bệnh viện ở Việt Nam.
Giai đoạn đầu, dự án sẽ được triển khai tại năm bệnh viện tuyến Trung ương và năm bệnh viện tuyến tỉnh ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Các nhà khoa học dự Hội thảo “Bảo vệ môi trường và sức khỏe” đã tập trung thảo luận về các vấn đề liên quan đến xử lý chất thải y tế bằng công nghệ vi sinh; quá trình phân hủy của các chất hữu cơ trong các quy trình xử lý nước thải.
Giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế) cho biết ở Việt Nam có khoảng 13.640 cơ sở y tế các loại (cơ sở khám chữa bệnh, y tế dự phòng, cơ sở kinh doanh thuốc, trạm y tế xã...) có nguồn thải và lượng chất thải y tế phát sinh, trong đó chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh khoảng 42 tấn/ngày (chiếm 11,8% tổng lượng chất thải phát sinh). Dự kiến đến năm 2015 có trên 70 tấn/ngày, đến năm 2020 có trên 93 tấn/ngày.
Nước thải y tế có khoảng 120.000 m3/ngày đêm (chưa tính nước thải của các cơ sở y tế dự phòng, đào tạo y dược, sản xuất thuốc và cơ sở y tế bộ, ngành). Dự kiến đến năm 2015 có khoảng 300.000 m3/ngày đêm.
Bà Catherine Galtier, Giám đốc điều hành APB Environnement khẳng định việc xử lý tất cả các loại rác thải bệnh viện, dù là chất thải rắn hay nước thải, có ô nhiễm hay không ô nhiễm, APB Environnement sẽ đưa ra những giải pháp phù hợp với chính sách phát triển bền vững ở Việt Nam, nhằm hạn chế thải carbon vào môi trường vì các giải pháp này không cần sử dụng đến biện pháp thu gom và vận chuyển, đảm bảo bảo vệ sức khỏe người dân và thân thiện với môi trường.
Công nghệ của APB Environnement được phát triển dựa trên việc sử dụng các gốc vi khuẩn phần lớn được tách từ các mẫu lấy từ môi trường, từ người, động vật hoặc cây cỏ ở khắp nơi trên thế giới. Đây là các mẫu lấy hoàn toàn từ thiên nhiên, không bị biến đổi gien. Nhờ đó, APB Environnement có khả năng phát triển các sản phẩm theo yêu cầu phù hợp với yêu cầu đặc biệt của từng khách hàng.
Việc xử lý chất thải y tế ở Việt Nam hiện nay hầu hết chưa có hệ thống xử lý nước thải, chủ yếu xử lý sơ bộ bằng hóa chất, bể phốt, bể tự hoại… còn xử lý chất thải rắn y tế chủ yếu sử dụng bằng lò đốt thủ công, hoặc thuê xử lý và tự chôn lấp./.
Giai đoạn đầu, dự án sẽ được triển khai tại năm bệnh viện tuyến Trung ương và năm bệnh viện tuyến tỉnh ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Các nhà khoa học dự Hội thảo “Bảo vệ môi trường và sức khỏe” đã tập trung thảo luận về các vấn đề liên quan đến xử lý chất thải y tế bằng công nghệ vi sinh; quá trình phân hủy của các chất hữu cơ trong các quy trình xử lý nước thải.
Giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế) cho biết ở Việt Nam có khoảng 13.640 cơ sở y tế các loại (cơ sở khám chữa bệnh, y tế dự phòng, cơ sở kinh doanh thuốc, trạm y tế xã...) có nguồn thải và lượng chất thải y tế phát sinh, trong đó chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh khoảng 42 tấn/ngày (chiếm 11,8% tổng lượng chất thải phát sinh). Dự kiến đến năm 2015 có trên 70 tấn/ngày, đến năm 2020 có trên 93 tấn/ngày.
Nước thải y tế có khoảng 120.000 m3/ngày đêm (chưa tính nước thải của các cơ sở y tế dự phòng, đào tạo y dược, sản xuất thuốc và cơ sở y tế bộ, ngành). Dự kiến đến năm 2015 có khoảng 300.000 m3/ngày đêm.
Bà Catherine Galtier, Giám đốc điều hành APB Environnement khẳng định việc xử lý tất cả các loại rác thải bệnh viện, dù là chất thải rắn hay nước thải, có ô nhiễm hay không ô nhiễm, APB Environnement sẽ đưa ra những giải pháp phù hợp với chính sách phát triển bền vững ở Việt Nam, nhằm hạn chế thải carbon vào môi trường vì các giải pháp này không cần sử dụng đến biện pháp thu gom và vận chuyển, đảm bảo bảo vệ sức khỏe người dân và thân thiện với môi trường.
Công nghệ của APB Environnement được phát triển dựa trên việc sử dụng các gốc vi khuẩn phần lớn được tách từ các mẫu lấy từ môi trường, từ người, động vật hoặc cây cỏ ở khắp nơi trên thế giới. Đây là các mẫu lấy hoàn toàn từ thiên nhiên, không bị biến đổi gien. Nhờ đó, APB Environnement có khả năng phát triển các sản phẩm theo yêu cầu phù hợp với yêu cầu đặc biệt của từng khách hàng.
Việc xử lý chất thải y tế ở Việt Nam hiện nay hầu hết chưa có hệ thống xử lý nước thải, chủ yếu xử lý sơ bộ bằng hóa chất, bể phốt, bể tự hoại… còn xử lý chất thải rắn y tế chủ yếu sử dụng bằng lò đốt thủ công, hoặc thuê xử lý và tự chôn lấp./.
Lý Thanh Hương (TTXVN)