Đức giám mục Elias al-Dabiia nói: "Người công giáo đã quyết định bỏ các lễhội và chỉ tổ chức lễ tại nhà thờ để cầu nguyện cho hòa bình tại Syria. Đó làmột bức thông điệp để nói rằng chúng tôi mong muốn điều này cho tất cả mọi thànhviên gia đình."
Syria từ 9 tháng qua đang chìm ngập trong các cuộc biểu tình chống chínhquyền lớn nhất từ trước đến nay. Theo những số liệu của Liên Hợp Quốc, có ítnhất 5.000 người biểu tình đã bị thiệt mạng do sự đàn áp đẫm máu của lực lượngan ninh.
Tình hình càng thêm trầm trọng khi xảy ra vụ đánh bom kép nhằm vào các khunhà an ninh và tình báo tại thủ đô Damascus trong sáng ngày 23/12 làm ít nhất 30người thiệt mạng và 100 người bị thương, chủ yếu là dân thường. Đây là vụ tấncông liều chết đầu tiên xảy ra tại Damascus kể từ khi bùng phát cuộc nổi dậychống chế độ của Tổng thống Bachar al-Assad hồi tháng Ba.
Mazen, một người bán thảm đang ngồi trước cửa hàng tại một phố nhỏ ở thủđô Damascus, nói: "Chúng tôi đang ở trong tình trạng thêm thảm." Khu phố du lịchnày giờ đây vắng bóng du khách. Từ nhiều tháng qua, gần như không có bất cứ mộtkhách hàng nào.
Một số cửa hàng bán đồ trang trí cho Noel cũng rơi vào tình cảnh không cóngười mua. Chỉ một số ít trang trí cửa hàng đều là những cửa hàng thuộc trungtâm thương mại của khách sạn Four Seasons.
Chiếm khoảng 8% trong tổng số 22 triệu dân Syria, người Thiên Chúa giáorất lo ngại trước tình hình bạo lực hàng ngày và lo ngại sự bất ổn chính trị,khi mà họ đã sống từ gần 50 năm dưới chế độ chuyên quyền.
Nhiều người trong sốhọ khẳng định khẳng định sợ hãi rằng khả năng sụp đổ của chế độ Tổng thống Assadsẽ rơi vào tay những người Hồi giáo, đặc biệt là "Anh em Hồi giáo," bị cấm hoạtđộng và bị trấn áp từ 50 năm qua tại Syria.
Farzat, một kỹ sư 55 tuổi, nhấn mạnh: "Nếu chế độ sụp đổ, người Hồi giáosẽ nắm quyền và trong 20 năm nữa sẽ không còn người Thiên Chúa giáo tại đất nướcSyria của chúng tôi. Năm nay, vẫn sẽ có cây thông và quà cho trẻ nhỏ nhưng khôngcòn niềm vui. Chúng tôi sẽ ở nhà."
Một số người khác thì tỏ ra không sợ với sự thay đổi như thế này. Theo ôngAnouar Bounni, một luật sư theo Thiên Chúa giáo, đồng thời là nhà hoạt động nhânquyền, người Thiên Chúa giáo tại Syria luôn sống hoà hợp với những cộng đồngkhác trong nước cùng chung văn hóa.
Ông Bounni khẳng định: "Người thiểu số không có gì phải lo sợ. Trong xãhội Syria, chưa bao giờ có vấn đề giữa các cộng đồng," đồng thời thừa nhận rằngthiếu dân chủ một thời gian dài đã đưa đến việc người thiểu số cảm thấy e sợ.
Trước tình hình này, các đức giám mục đã nhóm họp vào ngày 15/12 vừa quanhằm xem xét các sự kiện đã diễn ra. Sau khi lấy làm tiếc về những thảm kịch vàbày tỏ lo ngại với tình trạng suy thoái của nền kinh tế, các đức giám mục khẳngđịnh phản đối sự can thiệp của nước ngoài vào Syria và kêu gọi phương Tây dỡ bỏcác lệnh trừng phạt nhằm vào nước này. Các đức giám mục cũng đã kêu gọi hoàgiải, hoan nghênh cải cách và những giải pháp tích cực mà chính phủ đã đưa ra./.