Một báo cáo mới của Quỹ châu Á-Thái Bình Dương Canada công bố gần đây cho thấy, nước này nếu muốn tham gia vào một thị trường phát triển và cạnh tranh nhất trên toàn cầu như châu Á cần phải đầu tư mạnh mẽ hơn cho giáo dục và đào tạo các kỹ năng liên quan đến lĩnh vực này, bao gồm cả đào tạo về văn hóa và ngôn ngữ.
Kết quả một cuộc khảo sát do Quỹ châu Á-Thái Bình Dương Canada thực hiện đối với 374 doanh nghiệp và tư nhân có các hoạt động ở châu Á cho thấy có tới hơn 90% ý kiến cho rằng việc đưa các chương trình giảng dạy về ngôn ngữ và các kỹ năng khác liên quan đến châu Á vào các trường học của Canada là thực sự cần thiết.
Báo cáo của Quỹ này trích dẫn kinh nghiệm của Australia, nơi học sinh có cơ hội tìm hiểu các ngôn ngữ của châu Á trong các trường tiểu học và trung học, thậm chí có thể được hỗ trợ trong việc tham gia vào các chương trình ngôn ngữ nước ngoài khác.
Ông Hồ Nguyên Báo, Chủ tịch Quỹ châu Á-Thái Bình Dương Canada, cho biết trong khi có tới 91% các chuyên gia về châu Á ủng hộ việc tăng cường các chương trình giảng dạy về ngôn ngữ châu Á trong các trường học, lại chỉ có khoảng 1/4 công chúng Canada ủng hộ việc này.
Những người hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến châu Á đều hiểu về tầm quan trọng của việc đào tạo ngôn ngữ, nhưng công chúng lại không như vậy và điều đó sẽ trở thành vấn đề.
Báo cáo của Quỹ nêu rõ việc đào tạo ngôn ngữ không phải là để bù đắp cho tất cả những gì còn thiếu mà là từng bước bổ sung cho giới trẻ những kiến thức và hiểu biết tốt hơn về xã hội, cũng như các nền kinh tế ở châu Á.
Có thể nói về sự cần thiết phải đa dạng hóa thương mại, mở rộng thị trường ra khắp thế giới, về tầm quan trọng của việc tăng đầu tư với châu Á, rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác ở châu Á sẽ làm thay đổi thế giới, nhưng nếu không có kiến thức và kỹ năng để tận dụng các cơ hội đó, giới trẻ Canada sẽ thất bại và bị tụt hậu.
Những thách thức trên không chỉ đối với các bộ phận nghiên cứu về châu Á tại các trường đại học mà còn đối với tất cả các bộ môn giảng dạy khác như kỹ thuật, điều dưỡng, kiến trúc, y học... Các kỹ năng, hiểu biết về châu Á cần được phổ biến trong toàn bộ hệ thống giáo dục và nó không nên chỉ giới hạn trong số những chuyên gia về châu Á hay những người hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến châu Á.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy có 34% doanh nghiệp nói rằng họ có các chuyên gia là người Canada hiểu biết về xã hội và nền kinh tế châu Á, trong khi có tới 60% khẳng định họ rất khó khăn trong việc tìm được một người Canada đủ kiến thức để giúp họ tổ chức các công việc kinh doanh ở châu Á.
Báo cáo kết luận để đảm bảo việc tham gia có hiệu quả ở châu Á, Canada cần phải thực hiện đồng thời nhiều biện pháp, trong đó mấu chốt quan trọng là việc tăng cường đầu tư cho giáo dục, phổ cập ngôn ngữ và các kiến thức trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục cũng như môi trường kinh doanh của khu vực này./.
Kết quả một cuộc khảo sát do Quỹ châu Á-Thái Bình Dương Canada thực hiện đối với 374 doanh nghiệp và tư nhân có các hoạt động ở châu Á cho thấy có tới hơn 90% ý kiến cho rằng việc đưa các chương trình giảng dạy về ngôn ngữ và các kỹ năng khác liên quan đến châu Á vào các trường học của Canada là thực sự cần thiết.
Báo cáo của Quỹ này trích dẫn kinh nghiệm của Australia, nơi học sinh có cơ hội tìm hiểu các ngôn ngữ của châu Á trong các trường tiểu học và trung học, thậm chí có thể được hỗ trợ trong việc tham gia vào các chương trình ngôn ngữ nước ngoài khác.
Ông Hồ Nguyên Báo, Chủ tịch Quỹ châu Á-Thái Bình Dương Canada, cho biết trong khi có tới 91% các chuyên gia về châu Á ủng hộ việc tăng cường các chương trình giảng dạy về ngôn ngữ châu Á trong các trường học, lại chỉ có khoảng 1/4 công chúng Canada ủng hộ việc này.
Những người hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến châu Á đều hiểu về tầm quan trọng của việc đào tạo ngôn ngữ, nhưng công chúng lại không như vậy và điều đó sẽ trở thành vấn đề.
Báo cáo của Quỹ nêu rõ việc đào tạo ngôn ngữ không phải là để bù đắp cho tất cả những gì còn thiếu mà là từng bước bổ sung cho giới trẻ những kiến thức và hiểu biết tốt hơn về xã hội, cũng như các nền kinh tế ở châu Á.
Có thể nói về sự cần thiết phải đa dạng hóa thương mại, mở rộng thị trường ra khắp thế giới, về tầm quan trọng của việc tăng đầu tư với châu Á, rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác ở châu Á sẽ làm thay đổi thế giới, nhưng nếu không có kiến thức và kỹ năng để tận dụng các cơ hội đó, giới trẻ Canada sẽ thất bại và bị tụt hậu.
Những thách thức trên không chỉ đối với các bộ phận nghiên cứu về châu Á tại các trường đại học mà còn đối với tất cả các bộ môn giảng dạy khác như kỹ thuật, điều dưỡng, kiến trúc, y học... Các kỹ năng, hiểu biết về châu Á cần được phổ biến trong toàn bộ hệ thống giáo dục và nó không nên chỉ giới hạn trong số những chuyên gia về châu Á hay những người hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến châu Á.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy có 34% doanh nghiệp nói rằng họ có các chuyên gia là người Canada hiểu biết về xã hội và nền kinh tế châu Á, trong khi có tới 60% khẳng định họ rất khó khăn trong việc tìm được một người Canada đủ kiến thức để giúp họ tổ chức các công việc kinh doanh ở châu Á.
Báo cáo kết luận để đảm bảo việc tham gia có hiệu quả ở châu Á, Canada cần phải thực hiện đồng thời nhiều biện pháp, trong đó mấu chốt quan trọng là việc tăng cường đầu tư cho giáo dục, phổ cập ngôn ngữ và các kiến thức trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục cũng như môi trường kinh doanh của khu vực này./.
(TTXVN)