Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, Cuộc gặp gỡ lần thứ 10 Câu lạc bộ doanh nhân Việt Nam, Lào, Campuchia (VCL Business Club) và Pháp diễn ra mới đây tại trung tâm thủ đô Paris, Pháp, với sự tham dự của gần 100 doanh nhân người Việt Nam, Lào và Campuchia đang sinh sống và làm việc tại Pháp cùng các doanh nhân Pháp đã và đang có quan hệ buôn bán với các nước Việt Nam, Lào và Campuchia.
Tại cuộc gặp mặt, các đại biểu tham dự đã sôi nổi trao đổi về tình hinh kinh tế chính trị quốc tế và khu vực cùng quan tâm, cũng như các biện pháp nhằm thúc đẩy mối quan hệ buôn bán, trao đổi thương mại giữa ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia, cũng như giữa ba nước các đối tác doanh nhân Pháp.
Ông Nguyễn Cảnh Cường, tham tán thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, thông báo tóm tắt tình hình Thương mại của Việt Nam và quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Pháp trong thời gian qua nhất là việc xuất khẩu các mặt hàng chủ lục của Việt Nam vào Pháp.
Ông cho biết những cuộc gặp như thế này giúp Thương vụ thực hiện vai trò cầu nối (doanh nghiệp-Thương vụ-doanh nghiệp và doanh nghiệp-doanh nghiệp), tiếp cận đến các doanh nghiệp sở tại tìm hiểu tiềm năng xuất nhập khẩu của họ, rồi từ đó có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam tìm được các đối tác phù hợp.
Ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể gặp gỡ họ để trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu đa ngành hoặc đổi mới các công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu…
Các doanh nhân của Câu lạc bộ VCL Business Club còn giúp thương vụ trong việc thực hiện một số dự án, như việc tổ chức hội thảo, hội nghị, gặp gỡ doanh nhân tăng cường xúc tiến đầu tư thương mại, đặc biệt dự kiến tới đây sẽ là hội thảo xúc tiến đầu tư Pháp-Việt Nam sẽ được tổ chức tại thành phố Lyon của Pháp.
Ông Trương Hồng Hải và ông Sourivong Chareunphol (người Việt gốc Lào), Chủ tịch và phó Chủ tịch thứ nhất VCL Business Club tại Pháp, cùng chia sẻ ý kiến và cho rằng câu lạc bộ mới thành lập ngày 21/3/2009 đã có khoảng 1.650 thành viên sống tại 37 nước khác nhau, chủ yếu ở Pháp, một số nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và châu Á.
Khoảng 95% trong số họ là những doanh nhân thành đạt, có học vấn cao và kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực. Vì thế, cuộc gặp gỡ như thế này được tổ chức hàng năm, là một "kênh hiệu quả" giúp doanh nhân của ba nước pháp ngữ ở Đông Nam Á này và Pháp dễ dàng gặp gỡ trao đổi học hỏi kinh nghiệm, trình bày các ý tưởng, dự án trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, nhất là dự án chung vì sự phát triển, cũng như các dự án phát triển thương mại của mỗi nước.
Ông bày tỏ mong muốn tiếp tục phối hợp với Thương vụ trong việc triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch xúc tiến thương mại, nhất là việc bố trí các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với các đối tác tại Pháp cho các đoàn doanh nghiệp Việt Nam sang Pháp khảo sát thị trường, tham dự hội chợ triển lãm, tìm kiếm đối tác thương mại.
Về phần mình, chị Vương Thái Vân, Tổng giám đốc Công ty du lich Pacific Voyages, cho biết chị thường xuyên tham gia các cuộc gặp gỡ này để có thể mở rộng mạng lưới đối tác với các nước trên đây, nhất là các doanh nhân là người Pháp gốc Việt, Lào, Campuchia, và các bạn doanh nhân Pháp ít biết đến Việt Nam, nhằm giới thiệu được nhiều hơn hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam với họ, từ đó tăng cường phát triển ngành du lịch Việt Nam.
Theo chị trong thời gian khủng hoảng kinh tế toàn cầu, số lượng khách du lịch giảm đi, đây cũng là một kênh giúp tăng cường du khách đến với Việt Nam./.
Tại cuộc gặp mặt, các đại biểu tham dự đã sôi nổi trao đổi về tình hinh kinh tế chính trị quốc tế và khu vực cùng quan tâm, cũng như các biện pháp nhằm thúc đẩy mối quan hệ buôn bán, trao đổi thương mại giữa ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia, cũng như giữa ba nước các đối tác doanh nhân Pháp.
Ông Nguyễn Cảnh Cường, tham tán thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, thông báo tóm tắt tình hình Thương mại của Việt Nam và quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Pháp trong thời gian qua nhất là việc xuất khẩu các mặt hàng chủ lục của Việt Nam vào Pháp.
Ông cho biết những cuộc gặp như thế này giúp Thương vụ thực hiện vai trò cầu nối (doanh nghiệp-Thương vụ-doanh nghiệp và doanh nghiệp-doanh nghiệp), tiếp cận đến các doanh nghiệp sở tại tìm hiểu tiềm năng xuất nhập khẩu của họ, rồi từ đó có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam tìm được các đối tác phù hợp.
Ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể gặp gỡ họ để trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu đa ngành hoặc đổi mới các công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu…
Các doanh nhân của Câu lạc bộ VCL Business Club còn giúp thương vụ trong việc thực hiện một số dự án, như việc tổ chức hội thảo, hội nghị, gặp gỡ doanh nhân tăng cường xúc tiến đầu tư thương mại, đặc biệt dự kiến tới đây sẽ là hội thảo xúc tiến đầu tư Pháp-Việt Nam sẽ được tổ chức tại thành phố Lyon của Pháp.
Ông Trương Hồng Hải và ông Sourivong Chareunphol (người Việt gốc Lào), Chủ tịch và phó Chủ tịch thứ nhất VCL Business Club tại Pháp, cùng chia sẻ ý kiến và cho rằng câu lạc bộ mới thành lập ngày 21/3/2009 đã có khoảng 1.650 thành viên sống tại 37 nước khác nhau, chủ yếu ở Pháp, một số nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và châu Á.
Khoảng 95% trong số họ là những doanh nhân thành đạt, có học vấn cao và kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực. Vì thế, cuộc gặp gỡ như thế này được tổ chức hàng năm, là một "kênh hiệu quả" giúp doanh nhân của ba nước pháp ngữ ở Đông Nam Á này và Pháp dễ dàng gặp gỡ trao đổi học hỏi kinh nghiệm, trình bày các ý tưởng, dự án trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, nhất là dự án chung vì sự phát triển, cũng như các dự án phát triển thương mại của mỗi nước.
Ông bày tỏ mong muốn tiếp tục phối hợp với Thương vụ trong việc triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch xúc tiến thương mại, nhất là việc bố trí các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với các đối tác tại Pháp cho các đoàn doanh nghiệp Việt Nam sang Pháp khảo sát thị trường, tham dự hội chợ triển lãm, tìm kiếm đối tác thương mại.
Về phần mình, chị Vương Thái Vân, Tổng giám đốc Công ty du lich Pacific Voyages, cho biết chị thường xuyên tham gia các cuộc gặp gỡ này để có thể mở rộng mạng lưới đối tác với các nước trên đây, nhất là các doanh nhân là người Pháp gốc Việt, Lào, Campuchia, và các bạn doanh nhân Pháp ít biết đến Việt Nam, nhằm giới thiệu được nhiều hơn hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam với họ, từ đó tăng cường phát triển ngành du lịch Việt Nam.
Theo chị trong thời gian khủng hoảng kinh tế toàn cầu, số lượng khách du lịch giảm đi, đây cũng là một kênh giúp tăng cường du khách đến với Việt Nam./.
Lê Hà-Nguyễn Tuyên/Paris (Vietnam+)