Quy mô Hà Nội ngày càng mở rộng, nhưng để bảo vệ quyền lợi cho chính người dân và bảo tồn nét đẹp văn hóa nghìn năm, Hà Nội xác định không thể phát triển quá "nóng," mà cần có quy hoạch, có lộ trình cụ thể.
Bởi vậy, các cấp lãnh đạo thành phố đã gấp rút triển khai kế hoạch xây dựng Quy ước văn hóa về xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch.
Việc này, không những "đi tắt đón đầu" giữ gìn hồn cốt cho Hà Nội trong tương lai mà còn góp phần tri ân với tổ tiên đã có công gây dựng mảnh đất thiêng này.
Quy hoạch phát triển văn hóa
Năm 2012, Hà Nội được đánh giá là địa phương đầu tiên trong cả nước xây dựng Quy hoạch phát triển văn hóa địa phương đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhìn vào Quy hoạch, có thể thấy trong 10-20 năm nữa, văn hóa Hà Nội sẽ có nhiều cái mới.
Theo đó, thành phố tập trung vào năm lĩnh vực đời sống tư tưởng, di sản, văn học-nghệ thuật, giao lưu văn hóa nước ngoài, xây dựng thể chế và thiết chế.
Ngoài việc đặt ra các mục tiêu cụ thể, có sự lượng hóa cao, Quy hoạch còn tập trung đưa ra các giải pháp bảo tồn và phát huy văn hóa Hà Nội trong thời gian tới, chú trọng nâng cao nhận thức tư tưởng, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; tăng cường nguồn nhân lực, cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa và sẽ triển khai hàng loạt công trình, dự án văn hóa tiêu biểu.
Hà Nội sẽ phải quy hoạch thêm rất nhiều công trình văn hóa, tuy nhiên, việc khai thác, phát huy các công trình hiện có cũng rất quan trọng. Điển hình như Bảo tàng Hà Nội, có nhiều ý kiến cho rằng bảo tàng quan trọng này chưa phát huy được hiệu quả.
Tuy nhiên, trong thực tế, thì bảo tàng Hà Nội vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Đây là công trình được đầu tư với số tiền lớn, tọa lạc trên khu đất 5,4ha, với quy mô bốn tầng nổi, hai tầng hầm, kiến trúc hiện đại như kim tự tháp ngược, mở cửa vào dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Tuy công trình đã đưa vào sử dụng từ tháng 10/2010 nhưng phải đến tháng 9/2011, Hà Nội mới có thể phê duyệt được phương án trưng bày. Việc sắp xếp, trưng bày các hiện vật phải đến năm 2014 mới có thể hoàn thành.
Như vậy, Bảo tàng Hà Nội sẽ phải cần thêm ít nhất hai năm nữa mới có thể hoàn thành các nội dung trưng bày để sẵn sàng đón khách vào tham quan một công trình bảo tàng trọn vẹn cả về kiến trúc và hiện vật.
Với một công trình lớn như Bảo tàng Hà Nội, lại áp dụng kỹ thuật cao và chưa bao giờ có mẫu thiết kế nên quá trình đầu tư không thể tránh khỏi những thiếu sót và hư hỏng như thời gian qua. Hiện, mới có 60.000 hiện vật đang được trưng bày tại bảo tàng, phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch của du khách và người dân Thủ đô.
Xây dựng văn hóa là xây dựng con người
Vấn đề xây dựng văn hóa thực chất là xây dựng con người. Để xây dựng văn hóa Hà Nội thành công, cần xây dựng con người Hà Nội với phẩm chất "văn minh, thanh lịch.”
Theo đánh giá của các nhà quản lý, chuyên môn thì hiện nay, những giá trị văn hóa truyền thống của Hà Nội đang có nguy cơ xuống cấp, khiến Hà Nội - biểu tượng của bề dày lịch sử văn hóa truyền thống Việt đang bị xâm hại cả về “thể trạng” lẫn “tinh thần.”
Chính những điều đó đã làm Hà Nội hiện nay đang mất dần hình ảnh trong lòng người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Vì vậy, chính quyền Hà Nội đang làm hết sức để biểu tượng nghìn năm văn hiến của một đất nước không bị xuống cấp và tha hóa. Thành phố đã gấp rút triển khai kế hoạch về xây dựng Quy ước văn hóa về xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch. Việc này cũng góp phần tri ân với tổ tiên đã có công gây dựng.
Thời gian qua đã có rất nhiều cuộc họp, hội thảo bàn về "Xây dựng hệ thống quy tắc ứng xử nhằm xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh" được tổ chức với sự tham dự của nhiều nhà khoa học, văn hóa. Vấn đề này đã "chạm" đúng vào nỗi bức xúc về ứng xử trong xã hội hiện đại.
Điều đó cho thấy Quy ước văn hóa xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch luôn nhận được sự quan tâm của dư luận. Từ đây, những người làm văn hóa Thủ đô có thể tự tin xây dựng hệ thống quy tắc ứng xử cho người Hà Nội.
Sau 9 tháng triển khai thực hiện, Chương trình 04-CT/TU của Thành ủy Hà Nội đã đi vào đời sống người dân với sự tham gia tích cực của tất cả các sở, ban ngành, địa phương.
Có thể nói, người dân Hà Nội đã thực sự quan tâm tới các vấn đề đặt ra trong cuộc vận động này, nhiều người còn coi đây là việc gắn chặt với cuộc sống của mình. Tuy nhiên, để tất cả các gia đình hiểu được ý nghĩa tích cực của cuộc vận động và thực hiện tốt vẫn là việc hết sức khó khăn đối với Hà Nội.
Hồn cốt người Hà Nội - nét đặc trưng điều chỉnh ý thức người nhập cư
Có một vấn đề văn hóa thường gây tranh cãi đó là chuyện người Hà Nội gốc và người các địa phương khác mới sinh sống ở Hà Nội một hai đời và cả những người mới nhập cư, hoặc đang tạm trú. Vì vậy, hơn khi nào hết mỗi người dân phải có trách nhiệm đối với việc xây dựng văn hóa Hà Nội, bởi nhân dân chính là chủ thể của văn hóa.
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội chia sẻ: "Không ai có thể bảo vệ, gìn giữ các giá trị văn hóa, các di tích lịch sử tốt hơn người dân. Bản thân mỗi người khi đã khoác lên mình tấm áo người Việt Nam nói chung và công dân Hà Nội nói riêng thì đều phải thấy được trách nhiệm, quyền lợi của mình với những giá trị văn hóa truyền thống đó. Mình là chủ thể, mình bảo vệ tốt thì bản thân mình, con cháu mình sẽ được sống trong một môi trường lành mạnh, trong một nề nếp văn hóa mà nó sẽ là cái nền để nâng tâm và tầm của chủ thể đang hiện hữu xung quanh nó. Bởi vậy, không cần phải làm những việc to tát vĩ đại mới thể hiện tinh thần trách nhiệm với Thủ đô. Mỗi người dân chỉ cần làm những hành động nhỏ mà thiết thực nhất trong cuộc sống hàng ngày."
Có một thực tế không thể phủ nhận, đã có những sự mai một trong văn hóa Hà Nội thời gian qua, mà biểu hiện dễ nhận biết nhất là nề nếp, lối sống, sinh hoạt. Sự “đổ vỡ” của văn hóa truyền thống người Hà Nội do nhiều nguyên nhân, trong đó có ba nguyên nhân cơ bản từng được đặt ra.
Đầu tiên phải kể đến là ảnh hưởng của yếu tố xã hội, giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện nay có một "hố" ngăn cách, hay một sự “đứt gãy.”
Hai là, chúng ta vẫn chưa làm tốt được vai trò truyền tải tất cả những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp cho lớp người sau và đó là điều rất đáng tiếc.
Ba là, sự nhập cư ồ ạt vào Hà Nội khiến môi trường sống quá tải, thiếu kiểm soát cũng gây nên hàng loạt những hệ luỵ./.
Bởi vậy, các cấp lãnh đạo thành phố đã gấp rút triển khai kế hoạch xây dựng Quy ước văn hóa về xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch.
Việc này, không những "đi tắt đón đầu" giữ gìn hồn cốt cho Hà Nội trong tương lai mà còn góp phần tri ân với tổ tiên đã có công gây dựng mảnh đất thiêng này.
Quy hoạch phát triển văn hóa
Năm 2012, Hà Nội được đánh giá là địa phương đầu tiên trong cả nước xây dựng Quy hoạch phát triển văn hóa địa phương đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhìn vào Quy hoạch, có thể thấy trong 10-20 năm nữa, văn hóa Hà Nội sẽ có nhiều cái mới.
Theo đó, thành phố tập trung vào năm lĩnh vực đời sống tư tưởng, di sản, văn học-nghệ thuật, giao lưu văn hóa nước ngoài, xây dựng thể chế và thiết chế.
Ngoài việc đặt ra các mục tiêu cụ thể, có sự lượng hóa cao, Quy hoạch còn tập trung đưa ra các giải pháp bảo tồn và phát huy văn hóa Hà Nội trong thời gian tới, chú trọng nâng cao nhận thức tư tưởng, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; tăng cường nguồn nhân lực, cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa và sẽ triển khai hàng loạt công trình, dự án văn hóa tiêu biểu.
Hà Nội sẽ phải quy hoạch thêm rất nhiều công trình văn hóa, tuy nhiên, việc khai thác, phát huy các công trình hiện có cũng rất quan trọng. Điển hình như Bảo tàng Hà Nội, có nhiều ý kiến cho rằng bảo tàng quan trọng này chưa phát huy được hiệu quả.
Tuy nhiên, trong thực tế, thì bảo tàng Hà Nội vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Đây là công trình được đầu tư với số tiền lớn, tọa lạc trên khu đất 5,4ha, với quy mô bốn tầng nổi, hai tầng hầm, kiến trúc hiện đại như kim tự tháp ngược, mở cửa vào dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Tuy công trình đã đưa vào sử dụng từ tháng 10/2010 nhưng phải đến tháng 9/2011, Hà Nội mới có thể phê duyệt được phương án trưng bày. Việc sắp xếp, trưng bày các hiện vật phải đến năm 2014 mới có thể hoàn thành.
Như vậy, Bảo tàng Hà Nội sẽ phải cần thêm ít nhất hai năm nữa mới có thể hoàn thành các nội dung trưng bày để sẵn sàng đón khách vào tham quan một công trình bảo tàng trọn vẹn cả về kiến trúc và hiện vật.
Với một công trình lớn như Bảo tàng Hà Nội, lại áp dụng kỹ thuật cao và chưa bao giờ có mẫu thiết kế nên quá trình đầu tư không thể tránh khỏi những thiếu sót và hư hỏng như thời gian qua. Hiện, mới có 60.000 hiện vật đang được trưng bày tại bảo tàng, phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch của du khách và người dân Thủ đô.
Xây dựng văn hóa là xây dựng con người
Vấn đề xây dựng văn hóa thực chất là xây dựng con người. Để xây dựng văn hóa Hà Nội thành công, cần xây dựng con người Hà Nội với phẩm chất "văn minh, thanh lịch.”
Theo đánh giá của các nhà quản lý, chuyên môn thì hiện nay, những giá trị văn hóa truyền thống của Hà Nội đang có nguy cơ xuống cấp, khiến Hà Nội - biểu tượng của bề dày lịch sử văn hóa truyền thống Việt đang bị xâm hại cả về “thể trạng” lẫn “tinh thần.”
Chính những điều đó đã làm Hà Nội hiện nay đang mất dần hình ảnh trong lòng người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Vì vậy, chính quyền Hà Nội đang làm hết sức để biểu tượng nghìn năm văn hiến của một đất nước không bị xuống cấp và tha hóa. Thành phố đã gấp rút triển khai kế hoạch về xây dựng Quy ước văn hóa về xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch. Việc này cũng góp phần tri ân với tổ tiên đã có công gây dựng.
Thời gian qua đã có rất nhiều cuộc họp, hội thảo bàn về "Xây dựng hệ thống quy tắc ứng xử nhằm xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh" được tổ chức với sự tham dự của nhiều nhà khoa học, văn hóa. Vấn đề này đã "chạm" đúng vào nỗi bức xúc về ứng xử trong xã hội hiện đại.
Điều đó cho thấy Quy ước văn hóa xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch luôn nhận được sự quan tâm của dư luận. Từ đây, những người làm văn hóa Thủ đô có thể tự tin xây dựng hệ thống quy tắc ứng xử cho người Hà Nội.
Sau 9 tháng triển khai thực hiện, Chương trình 04-CT/TU của Thành ủy Hà Nội đã đi vào đời sống người dân với sự tham gia tích cực của tất cả các sở, ban ngành, địa phương.
Có thể nói, người dân Hà Nội đã thực sự quan tâm tới các vấn đề đặt ra trong cuộc vận động này, nhiều người còn coi đây là việc gắn chặt với cuộc sống của mình. Tuy nhiên, để tất cả các gia đình hiểu được ý nghĩa tích cực của cuộc vận động và thực hiện tốt vẫn là việc hết sức khó khăn đối với Hà Nội.
Hồn cốt người Hà Nội - nét đặc trưng điều chỉnh ý thức người nhập cư
Có một vấn đề văn hóa thường gây tranh cãi đó là chuyện người Hà Nội gốc và người các địa phương khác mới sinh sống ở Hà Nội một hai đời và cả những người mới nhập cư, hoặc đang tạm trú. Vì vậy, hơn khi nào hết mỗi người dân phải có trách nhiệm đối với việc xây dựng văn hóa Hà Nội, bởi nhân dân chính là chủ thể của văn hóa.
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội chia sẻ: "Không ai có thể bảo vệ, gìn giữ các giá trị văn hóa, các di tích lịch sử tốt hơn người dân. Bản thân mỗi người khi đã khoác lên mình tấm áo người Việt Nam nói chung và công dân Hà Nội nói riêng thì đều phải thấy được trách nhiệm, quyền lợi của mình với những giá trị văn hóa truyền thống đó. Mình là chủ thể, mình bảo vệ tốt thì bản thân mình, con cháu mình sẽ được sống trong một môi trường lành mạnh, trong một nề nếp văn hóa mà nó sẽ là cái nền để nâng tâm và tầm của chủ thể đang hiện hữu xung quanh nó. Bởi vậy, không cần phải làm những việc to tát vĩ đại mới thể hiện tinh thần trách nhiệm với Thủ đô. Mỗi người dân chỉ cần làm những hành động nhỏ mà thiết thực nhất trong cuộc sống hàng ngày."
Có một thực tế không thể phủ nhận, đã có những sự mai một trong văn hóa Hà Nội thời gian qua, mà biểu hiện dễ nhận biết nhất là nề nếp, lối sống, sinh hoạt. Sự “đổ vỡ” của văn hóa truyền thống người Hà Nội do nhiều nguyên nhân, trong đó có ba nguyên nhân cơ bản từng được đặt ra.
Đầu tiên phải kể đến là ảnh hưởng của yếu tố xã hội, giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện nay có một "hố" ngăn cách, hay một sự “đứt gãy.”
Hai là, chúng ta vẫn chưa làm tốt được vai trò truyền tải tất cả những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp cho lớp người sau và đó là điều rất đáng tiếc.
Ba là, sự nhập cư ồ ạt vào Hà Nội khiến môi trường sống quá tải, thiếu kiểm soát cũng gây nên hàng loạt những hệ luỵ./.
Nguyễn Văn Cảnh (TTXVN)