Sáng ngày 30/10, Chi cục Quản lý thị trường Quảng Nam đã tiến hành mở niêm phong 35 cái áo ngực phụ nữ chứa “thuốc lạ.”
Trong số đó, có 17 cái chứa 2 túi dung dịch, 6 hạt chất rắn và 18 cái có chứa miếng cao su hình tổ ong đã tịch thu trước đó.
Để làm rõ thông tin, Chi cục Quản lý thị trường Quảng Nam tiến hành gửi 3 áo ngực mỗi loại đến cơ quan có chuyên môn đóng tại thành phố Đà Nẵng để tiến hành xét nghiệm, xác định dung dịch, chất nằm trong áo ngực có gây độc hại hay không để khuyến cáo cho người dân biết.
Trong biên bản thu giữ 35 áo ngực phụ nữ của bà Huỳnh Thị Thúy Diễm (42 tuổi, trú tại phường An Mỹ, thành phố Tam Kỳ) chủ shop Diễm (số lô 23B, Trung tâm Thương mại Tam Kỳ) xác định, số áo ngực này đều ghi chữ Trung Quốc, trong đó, nhãn mác sản phẩm có thể đọc được là “Huang Jiao Ma Lian” và “Xinliting.”
Tại huyện Đại Lộc, lực lượng Quản lý thị trường cũng đã nhận đựơc phản ánh của chị Nguyễn Thị Linh Tâm (20 tuổi, trú tại khu 7, thị trấn Ái Nghĩa, Đại Lộc) phản ánh áo ngực chị này mặc có 2 túi dung dịch gây ngứa.
Theo thông tin ban đầu, chị Tâm mua chiếc áo ngực ở cửa hiệu áo quần do bà Phạm Thị Lài (50 tuổi, bán tại chợ thị trấn Ái Nghĩa). Tuy nhiên, trong sáng 30/10, lực lượng Quản lý thị trường tiến hành kiểm tra 12 shop áo quần tại chợ này nhưng không phát hiện thêm loại áo ngực này.
Để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, Chi cục Quản lý thị trường Quảng Nam đã có văn bản gửi các đội Quản lý thị trường trực thuộc tập trung kiểm tra, xử lý việc kinh doanh các loại áo ngực phụ nữ không rõ nguồn gốc đang lưu hành trên thị trường./.
Trong số đó, có 17 cái chứa 2 túi dung dịch, 6 hạt chất rắn và 18 cái có chứa miếng cao su hình tổ ong đã tịch thu trước đó.
Để làm rõ thông tin, Chi cục Quản lý thị trường Quảng Nam tiến hành gửi 3 áo ngực mỗi loại đến cơ quan có chuyên môn đóng tại thành phố Đà Nẵng để tiến hành xét nghiệm, xác định dung dịch, chất nằm trong áo ngực có gây độc hại hay không để khuyến cáo cho người dân biết.
Trong biên bản thu giữ 35 áo ngực phụ nữ của bà Huỳnh Thị Thúy Diễm (42 tuổi, trú tại phường An Mỹ, thành phố Tam Kỳ) chủ shop Diễm (số lô 23B, Trung tâm Thương mại Tam Kỳ) xác định, số áo ngực này đều ghi chữ Trung Quốc, trong đó, nhãn mác sản phẩm có thể đọc được là “Huang Jiao Ma Lian” và “Xinliting.”
Tại huyện Đại Lộc, lực lượng Quản lý thị trường cũng đã nhận đựơc phản ánh của chị Nguyễn Thị Linh Tâm (20 tuổi, trú tại khu 7, thị trấn Ái Nghĩa, Đại Lộc) phản ánh áo ngực chị này mặc có 2 túi dung dịch gây ngứa.
Theo thông tin ban đầu, chị Tâm mua chiếc áo ngực ở cửa hiệu áo quần do bà Phạm Thị Lài (50 tuổi, bán tại chợ thị trấn Ái Nghĩa). Tuy nhiên, trong sáng 30/10, lực lượng Quản lý thị trường tiến hành kiểm tra 12 shop áo quần tại chợ này nhưng không phát hiện thêm loại áo ngực này.
Để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, Chi cục Quản lý thị trường Quảng Nam đã có văn bản gửi các đội Quản lý thị trường trực thuộc tập trung kiểm tra, xử lý việc kinh doanh các loại áo ngực phụ nữ không rõ nguồn gốc đang lưu hành trên thị trường./.
Nguyễn Sơn (Vietnam+)