Trong hai ngày 29-30/3, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam tổ chức hội thảo “Hướng đến kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long."
Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên nhấn mạnh nhiệm vụ và trọng trách lớn lao hiện nay là làm thế nào để hỗ trợ Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó có hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững trước tác động của biến đổi khí hậu; cứu nguy cho vựa lúa lớn nhất nước không chỉ vì nền an ninh lương thực quốc gia mà còn cho cả thế giới.
Ngoài những nỗ lực phấn đấu quyết tâm cao độ của các bộ ngành và địa phương thì việc học tập kinh nghiệm của các nước, nhất là Hà Lan - một quốc gia có 1/3 diện tích nằm dưới mực nước biển - có hàng trăm năm kinh nghiệm chống chọi với sự xâm nhập của biển là hết sức quý giá và rất cần thiết cho Việt Nam, đặc biệt là cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Ngày 5/10/2009 vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cùng với Bộ Giao thông Công chính và Quản lý nước của Hà Lan đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực quản lý tổ hợp lưu vực sông và đới bờ cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm thúc đẩy hợp tác trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thực hiện biên bản ghi nhớ đoàn chuyên gia của Hà Lan cũng vừa sang làm việc với các cơ quan chức năng của Việt Nam. Hội thảo này nằm trong chuỗi các hoạt động mà hai bên đã hợp tác.
Đây được xem là khâu đột phá, là cơ hội tốt để cho các nhà quản lý, nhà khoa học Việt Nam và Hà Lan trao đổi chia sẻ thông tin về các vấn đề có liên quan đến biến đổi khí hậu gây bất lợi cho sản xuất và đời sống cư dân ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Trên cơ sở đó, hội thảo hướng đến thống nhất mục tiêu, xây dựng chiến lược hành động trung hạn và dài hạn phát triển toàn diện, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu trong điều kiện thực tế ở Đồng bằng sông Cửu Long dựa trên những kinh nghiệm về châu thổ và sự hỗ trợ của Hà Lan.
Theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam được công bố gần đây thì Đồng bằng sông Cửu Long - nơi sản xuất ra trên 50% sản lượng lúa và cung cấp 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước, nuôi sống 80 triệu dân Việt Nam và hàng trăm triệu dân trên thế giới sẽ bị ngập 19% đến 38% diện tích, nếu nước biển dâng cao 1m trong vòng 50 năm tới. Thiệt hại kinh tế khoảng 10% GDP, sản lượng lúa giảm từ 18% đến 40% toàn vùng.
Sau hội thảo chung này, các chuyên gia hai nước sẽ xây dựng kế hoạch chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long để trình các cấp, các ngành có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt, tiến tới phối hợp xây dựng các chương trình dự án cụ thể khả thi kêu gọi tìm nguồn vốn hỗ trợ đầu tư trong nước và quốc tế./.
Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên nhấn mạnh nhiệm vụ và trọng trách lớn lao hiện nay là làm thế nào để hỗ trợ Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó có hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững trước tác động của biến đổi khí hậu; cứu nguy cho vựa lúa lớn nhất nước không chỉ vì nền an ninh lương thực quốc gia mà còn cho cả thế giới.
Ngoài những nỗ lực phấn đấu quyết tâm cao độ của các bộ ngành và địa phương thì việc học tập kinh nghiệm của các nước, nhất là Hà Lan - một quốc gia có 1/3 diện tích nằm dưới mực nước biển - có hàng trăm năm kinh nghiệm chống chọi với sự xâm nhập của biển là hết sức quý giá và rất cần thiết cho Việt Nam, đặc biệt là cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Ngày 5/10/2009 vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cùng với Bộ Giao thông Công chính và Quản lý nước của Hà Lan đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực quản lý tổ hợp lưu vực sông và đới bờ cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm thúc đẩy hợp tác trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thực hiện biên bản ghi nhớ đoàn chuyên gia của Hà Lan cũng vừa sang làm việc với các cơ quan chức năng của Việt Nam. Hội thảo này nằm trong chuỗi các hoạt động mà hai bên đã hợp tác.
Đây được xem là khâu đột phá, là cơ hội tốt để cho các nhà quản lý, nhà khoa học Việt Nam và Hà Lan trao đổi chia sẻ thông tin về các vấn đề có liên quan đến biến đổi khí hậu gây bất lợi cho sản xuất và đời sống cư dân ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Trên cơ sở đó, hội thảo hướng đến thống nhất mục tiêu, xây dựng chiến lược hành động trung hạn và dài hạn phát triển toàn diện, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu trong điều kiện thực tế ở Đồng bằng sông Cửu Long dựa trên những kinh nghiệm về châu thổ và sự hỗ trợ của Hà Lan.
Theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam được công bố gần đây thì Đồng bằng sông Cửu Long - nơi sản xuất ra trên 50% sản lượng lúa và cung cấp 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước, nuôi sống 80 triệu dân Việt Nam và hàng trăm triệu dân trên thế giới sẽ bị ngập 19% đến 38% diện tích, nếu nước biển dâng cao 1m trong vòng 50 năm tới. Thiệt hại kinh tế khoảng 10% GDP, sản lượng lúa giảm từ 18% đến 40% toàn vùng.
Sau hội thảo chung này, các chuyên gia hai nước sẽ xây dựng kế hoạch chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long để trình các cấp, các ngành có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt, tiến tới phối hợp xây dựng các chương trình dự án cụ thể khả thi kêu gọi tìm nguồn vốn hỗ trợ đầu tư trong nước và quốc tế./.
Trần Khánh Linh (Vietnam+)