Chưa lúc nào, trên địa bàn Hà Nội dịch vụ taxi trở nên “cháy hàng” như mấy ngày diễn ra các sự kiện chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Cảnh cả nhóm người đứng hàng giờ “vẫy” taxi, diễn ra ở nhiều tuyến phố của Thủ đô nhất là vào buổi tối ở các khu vực từ trung tâm thành phố đến các đường vành đai. Các hãng taxi “cháy” xe đến nỗi phải “buông” máy, chịu không thể phục vụ nổi khách hàng.
Đưa gia đình đi thăm quan "Liên hoan ẩm thực Hà Thành" vào tối 9/10, anh Bắc, nhà ở phố Láng Hạ - một trong những tuyến phố thường ngày có mật độ taxi hoạt động thuộc vào loại lớn của thành phố phải đợi gần hai tiếng đồng hồ, mới “bắt” được một “chú” taxi sáng đèn “for here” đợi khách.
Anh Bắc kể, ngày thường, anh chẳng cần phải điện thoại đến hãng taxi bởi con phố nơi anh sinh sống, chỉ cần ra ngõ, cứ năm phút, có cả chục chiếc taxi chạy qua. Vậy mà thời điểm này, anh Bắc phải điện thoại đến cả chục hãng taxi cũng chỉ nhận được tín hiệu tút dài…
Anh Bắc than thở: đi đã khó, về còn hiếm taxi hơn nhiều. Gần 21 giờ, người đi lễ hội lục tục kéo nhau về. Anh Bắc cùng gia đình phải cuốc bộ gần hai km, vừa đi, vừa đón taxi nhưng cũng chẳng thể “bắt cóc” được chiếc nào. Sau hơn một tiếng “mong xe mỏi mắt, vẫy xe mỏi tay,” may mắn anh được một nữ khách hàng tốt bụng, cho đi cùng chuyến.
Chiều 10/10, ngày cuối cùng của Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, vẫn còn cảnh nhiều người dân đứng hẳn ra đường, đón taxi diễn ra ở các con phố của Thủ đô như Tôn Đức Thắng, Giảng Võ, Kim Mã, Thái Hà, Chùa Bộc.
Một lái xe taxi nói thẳng, mấy ngày này, nhà nhà đi taxi, người người đón taxi, lượng khách đông lên gấp mấy chục lần ngày thường. Mấy nhân viên lái taxi chỉ cần lăn bánh ra đường là có khách.
Anh lái xe này cũng bật mí: Chẳng cứ đợt Đại lễ này, mà cứ vào dịp lễ, hội ở các khu vực trung tâm Hà Nội, đi taxi, rẻ hơn đi xe máy, bởi cứ tính đơn giản, cả nhà bốn người đi hai xe máy cũng mất đến cả trăm ngàn đồng. Không những thế, còn phải hít bụi, điếc tai vì còi xe, nếu trời mưa, đi lại khó khăn, phiền phức hơn nhiều. Vì vậy, leo lên taxi đi chơi ngày lễ là phương án tốt nhất.
Tìm hiểu tại một số điểm trông giữ xe quanh các tuyến phố có các sự kiện 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội mấy ngày qua, mới thấy nghề trông xe làm giàu dễ thế nào. Giá mỗi chiếc xe máy trông giữ trung bình từ 15.000-30.000 đồng/chiếc. Nhưng “khủng” nhất là tại những điểm vui chơi vào buổi tối như tại khu vực gần Công viên nước Hồ Tây hay một số điểm khác gần khu vực trung tâm, giá gửi xe có thể lên đến 100.000 đồng/xe máy.
Một trong những nguyên nhân nữa khiến việc tìm kiếm taxi trở nên khó khăn là do các lái xe taxi rất ngại đi vào khu vực trung tâm thành phố vì sợ tắc đường.
Một số lái xe taxi vì quá đông khách, nên cũng bỏ đồng hồ, thay vì tính tiền theo giá niêm yết, mặc cả luôn với khách theo từng chuyến, vậy mà khách vẫn đông, taxi vẫn “cháy hàng”./.
Cảnh cả nhóm người đứng hàng giờ “vẫy” taxi, diễn ra ở nhiều tuyến phố của Thủ đô nhất là vào buổi tối ở các khu vực từ trung tâm thành phố đến các đường vành đai. Các hãng taxi “cháy” xe đến nỗi phải “buông” máy, chịu không thể phục vụ nổi khách hàng.
Đưa gia đình đi thăm quan "Liên hoan ẩm thực Hà Thành" vào tối 9/10, anh Bắc, nhà ở phố Láng Hạ - một trong những tuyến phố thường ngày có mật độ taxi hoạt động thuộc vào loại lớn của thành phố phải đợi gần hai tiếng đồng hồ, mới “bắt” được một “chú” taxi sáng đèn “for here” đợi khách.
Anh Bắc kể, ngày thường, anh chẳng cần phải điện thoại đến hãng taxi bởi con phố nơi anh sinh sống, chỉ cần ra ngõ, cứ năm phút, có cả chục chiếc taxi chạy qua. Vậy mà thời điểm này, anh Bắc phải điện thoại đến cả chục hãng taxi cũng chỉ nhận được tín hiệu tút dài…
Anh Bắc than thở: đi đã khó, về còn hiếm taxi hơn nhiều. Gần 21 giờ, người đi lễ hội lục tục kéo nhau về. Anh Bắc cùng gia đình phải cuốc bộ gần hai km, vừa đi, vừa đón taxi nhưng cũng chẳng thể “bắt cóc” được chiếc nào. Sau hơn một tiếng “mong xe mỏi mắt, vẫy xe mỏi tay,” may mắn anh được một nữ khách hàng tốt bụng, cho đi cùng chuyến.
Chiều 10/10, ngày cuối cùng của Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, vẫn còn cảnh nhiều người dân đứng hẳn ra đường, đón taxi diễn ra ở các con phố của Thủ đô như Tôn Đức Thắng, Giảng Võ, Kim Mã, Thái Hà, Chùa Bộc.
Một lái xe taxi nói thẳng, mấy ngày này, nhà nhà đi taxi, người người đón taxi, lượng khách đông lên gấp mấy chục lần ngày thường. Mấy nhân viên lái taxi chỉ cần lăn bánh ra đường là có khách.
Anh lái xe này cũng bật mí: Chẳng cứ đợt Đại lễ này, mà cứ vào dịp lễ, hội ở các khu vực trung tâm Hà Nội, đi taxi, rẻ hơn đi xe máy, bởi cứ tính đơn giản, cả nhà bốn người đi hai xe máy cũng mất đến cả trăm ngàn đồng. Không những thế, còn phải hít bụi, điếc tai vì còi xe, nếu trời mưa, đi lại khó khăn, phiền phức hơn nhiều. Vì vậy, leo lên taxi đi chơi ngày lễ là phương án tốt nhất.
Tìm hiểu tại một số điểm trông giữ xe quanh các tuyến phố có các sự kiện 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội mấy ngày qua, mới thấy nghề trông xe làm giàu dễ thế nào. Giá mỗi chiếc xe máy trông giữ trung bình từ 15.000-30.000 đồng/chiếc. Nhưng “khủng” nhất là tại những điểm vui chơi vào buổi tối như tại khu vực gần Công viên nước Hồ Tây hay một số điểm khác gần khu vực trung tâm, giá gửi xe có thể lên đến 100.000 đồng/xe máy.
Một trong những nguyên nhân nữa khiến việc tìm kiếm taxi trở nên khó khăn là do các lái xe taxi rất ngại đi vào khu vực trung tâm thành phố vì sợ tắc đường.
Một số lái xe taxi vì quá đông khách, nên cũng bỏ đồng hồ, thay vì tính tiền theo giá niêm yết, mặc cả luôn với khách theo từng chuyến, vậy mà khách vẫn đông, taxi vẫn “cháy hàng”./.
Minh Nghĩa (TTXVN/Vietnam+)