Sau cuộc họp giữa Văn phòng Chính phủ, Bộ Giao thông và các bộ, ngành ngày 18/11 vừa qua, hôm nay (21/11), Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Khôi vừa ký văn bản số 150 BC/UBND gửi Thường trực Thành ủy Hà Nội về phương án đổi giờ mới.
Ở phương án mới lần này, có nhiều sự thay đổi về khung giờ hoạt động của các nhóm đối tượng.
Cụ thể, nhóm thứ nhất gồm: Học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, học sinh Trung học phổ thông học buổi sáng từ 6 giờ 30 phút. Nhóm thứ hai gồm học sinh các trường THCS, tiểu học, mầm non vào học từ 7 giờ 30 phút, tan học lúc 17 giờ 30 phút.
Cán bộ, công chức các cơ quan Trung ương và Hà Nội làm việc từ 8 giờ đến 17 giờ.
Nhóm thứ ba gồm các trung tâm thương mại, dịch vụ, siêu thị mở cửa từ 9 giờ, đóng cửa sau 19 giờ.
Cùng với việc giữ nguyên các nhóm đối tượng, trong văn bản lần này, phạm vi thực hiện điều chỉnh giờ làm, giờ học cũng được giữ nguyên so với phương án đã trình Chính phủ. Theo đó, Hà Nội dự kiến sẽ điều chỉnh giờ học, giờ làm tại 10 quận nội thành và các huyện Thanh Trì và Từ Liêm.
Thời điểm áp dụng cho việc đổi giờ học, làm việc được thực hiện từ ngày 1/1/2012.
["Chính phủ đồng tình với chủ trương đổi giờ làm"]
Theo Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, phương án điều chỉnh giờ học, giờ làm việc, kinh doanh này đã được Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải và Văn phòng Chính phủ thống nhất về cơ bản. Sau khi báo cáo Thường trực Thành ủy, phương án này sẽ được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội trình Hội đồng Nhân dân thành phố xem xét, thông qua tại kỳ họp sắp tới, dự kiến tổ chức vào đầu tháng 12.
Trước đó, cho rằng có thể hạn chế ùn tắc giao thông bằng biện pháp điều chỉnh giờ làm, giờ học, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản trình Chính phủ 2 phương án. Tuy nhiên, ngay sau đó Hà Nội đã tự xây dựng bản đề xuất trên để trình Chỉnh phủ.
Xung quanh biện pháp đổi giờ làm tại Thủ đô để chống ùn tắc, sáng 18/11, tại buổi làm việc giữa Văn phòng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải, Uỷ ban Nhân dân Hà Nội và các bộ, ngành, Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị lãnh đạo thành phố Hà Nội tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, hoàn thiện phương án hợp lý nhất để trình ra Hội đồng Nhân dân thành phố xem xét, thông qua./.
Ở phương án mới lần này, có nhiều sự thay đổi về khung giờ hoạt động của các nhóm đối tượng.
Cụ thể, nhóm thứ nhất gồm: Học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, học sinh Trung học phổ thông học buổi sáng từ 6 giờ 30 phút. Nhóm thứ hai gồm học sinh các trường THCS, tiểu học, mầm non vào học từ 7 giờ 30 phút, tan học lúc 17 giờ 30 phút.
Cán bộ, công chức các cơ quan Trung ương và Hà Nội làm việc từ 8 giờ đến 17 giờ.
Nhóm thứ ba gồm các trung tâm thương mại, dịch vụ, siêu thị mở cửa từ 9 giờ, đóng cửa sau 19 giờ.
Cùng với việc giữ nguyên các nhóm đối tượng, trong văn bản lần này, phạm vi thực hiện điều chỉnh giờ làm, giờ học cũng được giữ nguyên so với phương án đã trình Chính phủ. Theo đó, Hà Nội dự kiến sẽ điều chỉnh giờ học, giờ làm tại 10 quận nội thành và các huyện Thanh Trì và Từ Liêm.
Thời điểm áp dụng cho việc đổi giờ học, làm việc được thực hiện từ ngày 1/1/2012.
["Chính phủ đồng tình với chủ trương đổi giờ làm"]
Theo Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, phương án điều chỉnh giờ học, giờ làm việc, kinh doanh này đã được Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải và Văn phòng Chính phủ thống nhất về cơ bản. Sau khi báo cáo Thường trực Thành ủy, phương án này sẽ được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội trình Hội đồng Nhân dân thành phố xem xét, thông qua tại kỳ họp sắp tới, dự kiến tổ chức vào đầu tháng 12.
Trước đó, cho rằng có thể hạn chế ùn tắc giao thông bằng biện pháp điều chỉnh giờ làm, giờ học, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản trình Chính phủ 2 phương án. Tuy nhiên, ngay sau đó Hà Nội đã tự xây dựng bản đề xuất trên để trình Chỉnh phủ.
Xung quanh biện pháp đổi giờ làm tại Thủ đô để chống ùn tắc, sáng 18/11, tại buổi làm việc giữa Văn phòng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải, Uỷ ban Nhân dân Hà Nội và các bộ, ngành, Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị lãnh đạo thành phố Hà Nội tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, hoàn thiện phương án hợp lý nhất để trình ra Hội đồng Nhân dân thành phố xem xét, thông qua./.
Việt Hùng (Vietnam+)