Sở Công thương Hà Nội cho biết, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa công nhận thêm 3 làng nghề truyền thống, nâng tổng số làng nghề truyền thống trên toàn thành phố lên 247 làng.
Ba làng nghề mới được công nhận gồm: làng mộc dân dụng và đục chạm gỗ cao cấp Ngọc Than (xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai); làng nghề dệt lưới, cước Văn Lãng (xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên) và làng nghề làm bánh chưng, bánh dày Tranh Khúc (xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì).
Các làng nghề này đều đáp ứng tốt tiêu chí về thời gian làm nghề, số lao động theo nghề, thu nhập, cũng như các vấn đề môi trường, an ninh xã hội…
Làng nghề mộc dân dụng và đục chạm gỗ cao cấp Ngọc Than có lịch sử trên 100 năm. Đến nay làng đã có 115 xưởng làm nghề với 780 lao động thường xuyên và 500 lao động thời vụ, chiếm 47% tổng số lao động của làng. Thu nhập từ nghề mộc dân dụng và đồ gỗ cao cấp hàng năm đạt trên 60 tỷ đồng, chiếm 54% tổng thu nhập của thôn, thu nhập lao động làm nghề thường xuyên đạt từ 2,5-3 triệu đồng/tháng.
Làng nghề dệt lưới, cước Văn Lãng có 143 hộ làm nghề, chiếm 50% tổng số hộ trong làng; hàng năm làm ra gần 1,7 triệu tấn sản phẩm các loại. Doanh thu hàng năm của làng đạt trên 9 tỷ đồng. Mặt hàng sản xuất ra được tiêu thụ khắp cả nước và một số nước khác như Lào, Thái Lan, Campuchia.
Nghề làm bánh chưng, bánh dày của làng Tranh Khúc hình thành cách đây khoảng 1.000 năm, hiện thu hút gần 900 người tham gia, chiếm 45% tổng số lao động trong làng. Số hộ tham gia làm nghề là 215 hộ, chiếm 50% tổng số hộ trong làng. Thu nhập từ nghề làm bánh chưng hàng năm đạt 28 tỷ đồng, chiếm 50% so với tổng thu nhập của làng. Không những tiêu thụ trong nước, bánh chưng Tranh Khúc còn được xuất khẩu. Làng Tranh Khúc hiện đang xây dựng thương hiệu cho sản phẩm bánh chưng, bánh dày để quảng bá hình ảnh làng nghề./.
Ba làng nghề mới được công nhận gồm: làng mộc dân dụng và đục chạm gỗ cao cấp Ngọc Than (xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai); làng nghề dệt lưới, cước Văn Lãng (xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên) và làng nghề làm bánh chưng, bánh dày Tranh Khúc (xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì).
Các làng nghề này đều đáp ứng tốt tiêu chí về thời gian làm nghề, số lao động theo nghề, thu nhập, cũng như các vấn đề môi trường, an ninh xã hội…
Làng nghề mộc dân dụng và đục chạm gỗ cao cấp Ngọc Than có lịch sử trên 100 năm. Đến nay làng đã có 115 xưởng làm nghề với 780 lao động thường xuyên và 500 lao động thời vụ, chiếm 47% tổng số lao động của làng. Thu nhập từ nghề mộc dân dụng và đồ gỗ cao cấp hàng năm đạt trên 60 tỷ đồng, chiếm 54% tổng thu nhập của thôn, thu nhập lao động làm nghề thường xuyên đạt từ 2,5-3 triệu đồng/tháng.
Làng nghề dệt lưới, cước Văn Lãng có 143 hộ làm nghề, chiếm 50% tổng số hộ trong làng; hàng năm làm ra gần 1,7 triệu tấn sản phẩm các loại. Doanh thu hàng năm của làng đạt trên 9 tỷ đồng. Mặt hàng sản xuất ra được tiêu thụ khắp cả nước và một số nước khác như Lào, Thái Lan, Campuchia.
Nghề làm bánh chưng, bánh dày của làng Tranh Khúc hình thành cách đây khoảng 1.000 năm, hiện thu hút gần 900 người tham gia, chiếm 45% tổng số lao động trong làng. Số hộ tham gia làm nghề là 215 hộ, chiếm 50% tổng số hộ trong làng. Thu nhập từ nghề làm bánh chưng hàng năm đạt 28 tỷ đồng, chiếm 50% so với tổng thu nhập của làng. Không những tiêu thụ trong nước, bánh chưng Tranh Khúc còn được xuất khẩu. Làng Tranh Khúc hiện đang xây dựng thương hiệu cho sản phẩm bánh chưng, bánh dày để quảng bá hình ảnh làng nghề./.
Đinh Thị Thuận (TTXVN/Vietnam+)