Ngày 9/1, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Khôi yêu cầu các quận, huyện ủy phải đôn đốc, kiểm tra, huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị địa phương cùng với Ủy ban Nhân dân các quận, huyện và nhân dân phối hợp triển khai công tác xử lý nhà “siêu mỏng, siêu méo” một cách quyết liệt, thường xuyên.
Hiện nay, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã thực hiện xong việc triển khai rà soát, thống kê và lên phương án xử lý những trường hợp nhà (đất) siêu mỏng, siêu méo.
Tuy nhiên, tính đến ngày 29/11/2011 chỉ có huyện Gia Lâm và Thanh Trì đã hoàn thành xong việc hợp khối, hợp thửa, còn 533 trường hợp nhà (đất) siêu mỏng, siêu méo của 11 quận, huyện chưa được xử lý theo đúng tiến độ. Trong đó, quận Hà Đông có 93 trường hợp, quận Ba Đình với 83 trường hợp; quận Đống Đa là 73 trường hợp, huyện Từ Liêm có 52 trường hợp; quận Tây Hồ với 42 trường hợp; huyện Hoài Đức là 39 trường hợp...
Hầu như các địa phương này đều cam kết tháng 12/2011 sẽ hoàn thành việc xử lý. Chỉ riêng quận Đống Đa đưa ra lời cam kết trong tháng Một này và huyện Hoài Đức xin hoàn thành việc xử lý nhà (đất) "siêu mỏng, siêu méo" trong quý 1 năm nay.
Tháng 5/2011, Ủy ban Nhân dân thành phố cũng đã giao cho Sở Tài nguyên và Mội trường phải có văn bản hướng dẫn Ủy ban Nhân dân các quận, huyện thực hiện trong quá trình xử lý nhà (đất) “siêu mỏng, siêu méo” nhưng cho đến nay Sở Tài nguyên và Môi trường cũng chưa thực hiện. Đây cũng là một lý do mà các quận, huyện thực hiện nhiệm vụ này chưa đúng tiến độ.
Vì vậy, lần này, Ủy ban Nhân dân thành phố một lần nữa yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường phải hoàn thành văn bản hướng dẫn các quận, huyện để đảm bảo thống nhất trong cách hiểu, cách vận dụng, xử lý các trường hợp nhà (đất) “siêu mỏng, siêu méo." Công việc này phải hoàn thành trong tháng Một này.
Trước đó (ngày 16/3/2011), Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cũng đã yêu cầu các quận, huyện phải xác định việc xử lý nhà (đất) “siêu mỏng, siêu méo” là một nhiệm vụ quan trọng, thuộc phạm vi thẩm quyền, cần tập trung chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên, đồng bộ từ việc tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về xây dựng, đến chủ trường, lộ trình xử lý và giải quyết các hộ dân vi phạm, cũng như các cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ./.
Hiện nay, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã thực hiện xong việc triển khai rà soát, thống kê và lên phương án xử lý những trường hợp nhà (đất) siêu mỏng, siêu méo.
Tuy nhiên, tính đến ngày 29/11/2011 chỉ có huyện Gia Lâm và Thanh Trì đã hoàn thành xong việc hợp khối, hợp thửa, còn 533 trường hợp nhà (đất) siêu mỏng, siêu méo của 11 quận, huyện chưa được xử lý theo đúng tiến độ. Trong đó, quận Hà Đông có 93 trường hợp, quận Ba Đình với 83 trường hợp; quận Đống Đa là 73 trường hợp, huyện Từ Liêm có 52 trường hợp; quận Tây Hồ với 42 trường hợp; huyện Hoài Đức là 39 trường hợp...
Hầu như các địa phương này đều cam kết tháng 12/2011 sẽ hoàn thành việc xử lý. Chỉ riêng quận Đống Đa đưa ra lời cam kết trong tháng Một này và huyện Hoài Đức xin hoàn thành việc xử lý nhà (đất) "siêu mỏng, siêu méo" trong quý 1 năm nay.
Tháng 5/2011, Ủy ban Nhân dân thành phố cũng đã giao cho Sở Tài nguyên và Mội trường phải có văn bản hướng dẫn Ủy ban Nhân dân các quận, huyện thực hiện trong quá trình xử lý nhà (đất) “siêu mỏng, siêu méo” nhưng cho đến nay Sở Tài nguyên và Môi trường cũng chưa thực hiện. Đây cũng là một lý do mà các quận, huyện thực hiện nhiệm vụ này chưa đúng tiến độ.
Vì vậy, lần này, Ủy ban Nhân dân thành phố một lần nữa yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường phải hoàn thành văn bản hướng dẫn các quận, huyện để đảm bảo thống nhất trong cách hiểu, cách vận dụng, xử lý các trường hợp nhà (đất) “siêu mỏng, siêu méo." Công việc này phải hoàn thành trong tháng Một này.
Trước đó (ngày 16/3/2011), Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cũng đã yêu cầu các quận, huyện phải xác định việc xử lý nhà (đất) “siêu mỏng, siêu méo” là một nhiệm vụ quan trọng, thuộc phạm vi thẩm quyền, cần tập trung chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên, đồng bộ từ việc tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về xây dựng, đến chủ trường, lộ trình xử lý và giải quyết các hộ dân vi phạm, cũng như các cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)