Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội, chào mừng kỷ niệm 59 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10), Sở đã gắn, dựng bia, biển lưu niệm di tích, địa điểm lịch sử cách mạng kháng chiến tại 9 địa điểm.
Các địa điểm này gồm Đình Hương Thể, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng; chùa Gia Quất, phường Thượng Thanh, quận Long Biên; đình Phù Sa, phường Viên Sơn, thị xã Sơn Tây; khu phố 1 Phù Sa, phường Viên Sơn, thị xã Sơn Tây; chùa Đôi Hồi, xã Song Phượng, huyện Đan Phượng; chợ Gốc Ngô, xã Trung Châu, huyện Đan Phượng; xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức; thôn Yên Bệ, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức; nhà số 8, ngõ 120 Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng.
Đây là những di tích ghi lại dấu ấn trong các cuộc kháng chiến của dân tộc.
Đình Hương Thể là nơi tổ công nhân cứu quốc Hương Thể (thuộc Chi hội công nhân cứu quốc Hoàng Văn Thụ, khu 12 Lò Đúc) họp bàn chuẩn bị cắm cờ đỏ sao vàng trên đỉnh Tháp Rùa đêm 1/7/1945; đồng thời là địa điểm tập hợp quần chúng nhân dân, đội tự vệ đỏ, công nhân cứu quốc tham gia mít tinh giành chính quyền tại Quảng trường Nhà hát lớn ngày 19/8/1945.
Trong kháng chiến chống Pháp từ ngày 19/12/1946 đến 17/2/1947, đình là trạm cứu thương, trung chuyển thương binh và cán bộ kháng chiến, nơi cất giấu vũ khí của đội tự vệ Thủ đô và huấn luyện bắn súng cho các đội tự vệ cứu quốc khu Lò Đúc.
Đình Phù Sa chính là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì cuộc họp của hội đồng Chính phủ ngày 13/10/1954. Hội nghị đã nghe Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Văn Đồng báo cáo kết quả hội nghị Geneva và bàn các công tác tiếp quản Thủ đô.
Số nhà 8, ngõ 120 Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, từ năm 1944-1945 là cơ sở liên lạc, hoạt động của nhóm văn hóa cứu quốc, gồm các ông Trần Quốc Hương, Nguyễn Huy Tưởng, Lưu Văn Lợi, Nguyễn Đình Thi, Thôi Hữu, Hoàng Đạo Thúy… Đây là địa điểm in số báo Tiền Phong đầu tiên để trình Đại hội quốc dân Tân Trào (Tuyên Quang).
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cũng đề nghị các địa phương có địa điểm gắn biển Di tích lịch sử cách mạng kháng chiến trong dịp này, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, các hình thức tôn vinh, ôn lại truyền thống lịch sử cách mạng kháng chiến ở địa phương.
Đồng thời các địa phương phối hợp với Ban quản lý di tích danh thắng Hà Nội tổ chức lễ khánh thành các bia, biển lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến đã hoàn thành trong dịp 10/10./.
Các địa điểm này gồm Đình Hương Thể, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng; chùa Gia Quất, phường Thượng Thanh, quận Long Biên; đình Phù Sa, phường Viên Sơn, thị xã Sơn Tây; khu phố 1 Phù Sa, phường Viên Sơn, thị xã Sơn Tây; chùa Đôi Hồi, xã Song Phượng, huyện Đan Phượng; chợ Gốc Ngô, xã Trung Châu, huyện Đan Phượng; xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức; thôn Yên Bệ, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức; nhà số 8, ngõ 120 Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng.
Đây là những di tích ghi lại dấu ấn trong các cuộc kháng chiến của dân tộc.
Đình Hương Thể là nơi tổ công nhân cứu quốc Hương Thể (thuộc Chi hội công nhân cứu quốc Hoàng Văn Thụ, khu 12 Lò Đúc) họp bàn chuẩn bị cắm cờ đỏ sao vàng trên đỉnh Tháp Rùa đêm 1/7/1945; đồng thời là địa điểm tập hợp quần chúng nhân dân, đội tự vệ đỏ, công nhân cứu quốc tham gia mít tinh giành chính quyền tại Quảng trường Nhà hát lớn ngày 19/8/1945.
Trong kháng chiến chống Pháp từ ngày 19/12/1946 đến 17/2/1947, đình là trạm cứu thương, trung chuyển thương binh và cán bộ kháng chiến, nơi cất giấu vũ khí của đội tự vệ Thủ đô và huấn luyện bắn súng cho các đội tự vệ cứu quốc khu Lò Đúc.
Đình Phù Sa chính là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì cuộc họp của hội đồng Chính phủ ngày 13/10/1954. Hội nghị đã nghe Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Văn Đồng báo cáo kết quả hội nghị Geneva và bàn các công tác tiếp quản Thủ đô.
Số nhà 8, ngõ 120 Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, từ năm 1944-1945 là cơ sở liên lạc, hoạt động của nhóm văn hóa cứu quốc, gồm các ông Trần Quốc Hương, Nguyễn Huy Tưởng, Lưu Văn Lợi, Nguyễn Đình Thi, Thôi Hữu, Hoàng Đạo Thúy… Đây là địa điểm in số báo Tiền Phong đầu tiên để trình Đại hội quốc dân Tân Trào (Tuyên Quang).
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cũng đề nghị các địa phương có địa điểm gắn biển Di tích lịch sử cách mạng kháng chiến trong dịp này, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, các hình thức tôn vinh, ôn lại truyền thống lịch sử cách mạng kháng chiến ở địa phương.
Đồng thời các địa phương phối hợp với Ban quản lý di tích danh thắng Hà Nội tổ chức lễ khánh thành các bia, biển lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến đã hoàn thành trong dịp 10/10./.
Đinh Thị Thuận (TTXVN)