Ngày 23/2, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã thảo luận, thông qua Tờ trình về việc ban hành chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016.
Theo tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, dự kiến kinh phí ngân sách chi để thực hiện chính sách này trong 5 năm khoảng 8.442 tỷ đồng.
Trong đó, kinh phí hỗ trợ sản xuất nông nghiệp 3.502 tỷ đồng; kinh phí hỗ trợ xây dựng hạ tầng thiết yếu nông thôn mới cho 161 xã là 4.830 tỷ đồng; kinh phí hoạt động biên chế cán bộ, viên chức xã tăng lên 130 tỷ đồng.
Cũng theo Tờ trình trên, các tổ chức, hộ sản xuất trồng trọt sẽ được hỗ trợ 50% giá trị máy móc, thiết bị theo hóa đơn bán hàng tại thời điểm mua đối với máy làm đất, máy gieo hạt, máy cấy, máy gặp đập liên hợp, máy sấy hạt; mức hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/máy.
Các tổ chức, hộ chăn nuôi bò sữa, bò thịt, chăn nuôi lợn và chăn nuôi gia cầm công nghiệp được hỗ trợ 50% giá mua máy vắt sữa, máy thái cỏ, hệ thống làm mát chuồng trại; mức hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/cơ sở, hộ; hỗ trợ 30% giá trị thiết bị dây chuyền, máy móc sơ chế, giết mổ, chế biến, bảo quản nông sản (tổng mức tối đa không quá 5 tỷ đồng); hỗ trợ toàn bộ hạ tầng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm bán công nghiệp do Ủy ban Nhân dân Thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư.
Đối với việc phân bổ nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu thực hiện đạt chuẩn xã nông thôn mới, ngân sách cấp thành phố (bao gồm cả ngân sách Trung ương) hỗ trợ xã để thực hiện dự án đầu tư hạ tầng thiết yếu như xây dựng, nâng cấp đường giao thông trục chính đến trung tâm xã; trụ sở xã (nhà làm việc, hội trường…); nhà văn hóa xã; xây dựng, cải tạo nâng cấp trường mầm non công lập, trường tiểu học, trung học cơ sở và trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia.
Mức hỗ trợ từ ngân sách cấp thành phố sẽ hỗ trợ 60% tổng mức đầu tư hạ tầng thiết yếu trong đề án của xã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng tối đa không quá 40 tỷ đồng đối với xã loại 1; 35 tỷ đồng xã loại 2; 30 tỷ đồng đối với xã loại 3 thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, Thanh Oai, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thạch Thất, Phúc Thọ, Chương Mỹ, Quốc Oai, Mê Linh.
Hỗ trợ 40% tổng mức đầu tư hạ tầng thiết yếu trong đề án của xã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng tối đa không quá 35 tỷ đồng đối với xã loại 1; 30 tỷ đồng xã loại 2; 25 tỷ đồng xã loại 3 thuộc các huyện Thường Tín, Thanh Trì, Đan Phượng, Hoài Đức, Đông Anh, Từ Liêm, Gia Lâm và Thị xã Sơn Tây..../.
Theo tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, dự kiến kinh phí ngân sách chi để thực hiện chính sách này trong 5 năm khoảng 8.442 tỷ đồng.
Trong đó, kinh phí hỗ trợ sản xuất nông nghiệp 3.502 tỷ đồng; kinh phí hỗ trợ xây dựng hạ tầng thiết yếu nông thôn mới cho 161 xã là 4.830 tỷ đồng; kinh phí hoạt động biên chế cán bộ, viên chức xã tăng lên 130 tỷ đồng.
Cũng theo Tờ trình trên, các tổ chức, hộ sản xuất trồng trọt sẽ được hỗ trợ 50% giá trị máy móc, thiết bị theo hóa đơn bán hàng tại thời điểm mua đối với máy làm đất, máy gieo hạt, máy cấy, máy gặp đập liên hợp, máy sấy hạt; mức hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/máy.
Các tổ chức, hộ chăn nuôi bò sữa, bò thịt, chăn nuôi lợn và chăn nuôi gia cầm công nghiệp được hỗ trợ 50% giá mua máy vắt sữa, máy thái cỏ, hệ thống làm mát chuồng trại; mức hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/cơ sở, hộ; hỗ trợ 30% giá trị thiết bị dây chuyền, máy móc sơ chế, giết mổ, chế biến, bảo quản nông sản (tổng mức tối đa không quá 5 tỷ đồng); hỗ trợ toàn bộ hạ tầng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm bán công nghiệp do Ủy ban Nhân dân Thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư.
Đối với việc phân bổ nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu thực hiện đạt chuẩn xã nông thôn mới, ngân sách cấp thành phố (bao gồm cả ngân sách Trung ương) hỗ trợ xã để thực hiện dự án đầu tư hạ tầng thiết yếu như xây dựng, nâng cấp đường giao thông trục chính đến trung tâm xã; trụ sở xã (nhà làm việc, hội trường…); nhà văn hóa xã; xây dựng, cải tạo nâng cấp trường mầm non công lập, trường tiểu học, trung học cơ sở và trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia.
Mức hỗ trợ từ ngân sách cấp thành phố sẽ hỗ trợ 60% tổng mức đầu tư hạ tầng thiết yếu trong đề án của xã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng tối đa không quá 40 tỷ đồng đối với xã loại 1; 35 tỷ đồng xã loại 2; 30 tỷ đồng đối với xã loại 3 thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, Thanh Oai, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thạch Thất, Phúc Thọ, Chương Mỹ, Quốc Oai, Mê Linh.
Hỗ trợ 40% tổng mức đầu tư hạ tầng thiết yếu trong đề án của xã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng tối đa không quá 35 tỷ đồng đối với xã loại 1; 30 tỷ đồng xã loại 2; 25 tỷ đồng xã loại 3 thuộc các huyện Thường Tín, Thanh Trì, Đan Phượng, Hoài Đức, Đông Anh, Từ Liêm, Gia Lâm và Thị xã Sơn Tây..../.
Thanh Bình (TTXVN)