Theo kết quả thống nhất đạt được tại buổi làm việc giữa Thành đoàn Hà Nội với Thành hội Người Mù Hà Nội diễn ra ngày 29/3, vào ngày 17/4 tới, Ngày truyền thống Hội Người mù, Thành đoàn Hà Nội sẽ phối hợp với Thành hội Người mù Hà Nội tổ chức Festival đầu tiên dành cho người mù với tên gọi “Người mù và Ánh sáng.”
Đây là festival đầu tiên dành cho người mù ở Hà Nội, nhằm tạo sân chơi giao lưu và đồng cảm cho những người khiếm thị, giúp họ có thêm niềm tin trong cuộc sống, tin vào con đường phía trước.
Festival dự kiến sẽ diễn ra trong một ngày, với sự tham gia của 29 đội đến từ 29 quận, huyện trên địa bàn thành phố, bao gồm các hoạt động chính: Thi văn nghệ; Thi tìm hiểu về Nghị quyết của Đảng; Thi tìm hiểu về Luật bầu cử Quốc hội.
Bí thư Thành đoàn Hà Nội, Ngọ Duy Hiểu khẳng định sẽ chủ động phối hợp với Thành hội Người Mù Hà Nội lên kế hoạch tổ chức lễ hội với nhiều nội dung giàu tính nhân văn, nhân ái.
Tại festival, cũng sẽ tôn vinh nhiều tấm gương người mù tiêu biểu, biết vượt khó vươn lên trong cuộc sống.
Thời gian qua, người khuyết tật nói chung và người mù nói riêng luôn nhận được sự quan tâm, chia sẻ của toàn xã hội. Ngược lại, những tấm gương khuyết tật tiêu biểu lại có ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục nhân cách, rèn luyện ý chí vượt khó cho thế hệ thanh niên thời nay. Điển hình như các tấm gương người mù tiêu biểu: “Hiệp sỹ công nghệ thông tin” Nguyễn Công Hùng; “Thủ khoa khiếm thị năm 2010” Đào Thu Hương - người vừa được Thành đoàn Hà Nội tôn vinh vì có nhiều cống hiến và ảnh hưởng đến công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi các thời kỳ...
Trong nhiều năm gần đây, đối với người khuyết tật và thanh thiếu nhi yếu thế, Thành đoàn Hà Nội dành riêng những cơ chế, chính sách và sự quan tâm đặc biệt. Hàng năm, vào các dịp kỷ niệm, các ngày lễ lớn và mùa hè tình nguyện, các cấp bộ Đoàn thành phố đã dành tặng hàng ngàn suất quà, học bổng, hàng trăm nhà tình nghĩa, nhà nhân ái trị giá hàng tỷ đồng.../.
Đây là festival đầu tiên dành cho người mù ở Hà Nội, nhằm tạo sân chơi giao lưu và đồng cảm cho những người khiếm thị, giúp họ có thêm niềm tin trong cuộc sống, tin vào con đường phía trước.
Festival dự kiến sẽ diễn ra trong một ngày, với sự tham gia của 29 đội đến từ 29 quận, huyện trên địa bàn thành phố, bao gồm các hoạt động chính: Thi văn nghệ; Thi tìm hiểu về Nghị quyết của Đảng; Thi tìm hiểu về Luật bầu cử Quốc hội.
Bí thư Thành đoàn Hà Nội, Ngọ Duy Hiểu khẳng định sẽ chủ động phối hợp với Thành hội Người Mù Hà Nội lên kế hoạch tổ chức lễ hội với nhiều nội dung giàu tính nhân văn, nhân ái.
Tại festival, cũng sẽ tôn vinh nhiều tấm gương người mù tiêu biểu, biết vượt khó vươn lên trong cuộc sống.
Thời gian qua, người khuyết tật nói chung và người mù nói riêng luôn nhận được sự quan tâm, chia sẻ của toàn xã hội. Ngược lại, những tấm gương khuyết tật tiêu biểu lại có ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục nhân cách, rèn luyện ý chí vượt khó cho thế hệ thanh niên thời nay. Điển hình như các tấm gương người mù tiêu biểu: “Hiệp sỹ công nghệ thông tin” Nguyễn Công Hùng; “Thủ khoa khiếm thị năm 2010” Đào Thu Hương - người vừa được Thành đoàn Hà Nội tôn vinh vì có nhiều cống hiến và ảnh hưởng đến công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi các thời kỳ...
Trong nhiều năm gần đây, đối với người khuyết tật và thanh thiếu nhi yếu thế, Thành đoàn Hà Nội dành riêng những cơ chế, chính sách và sự quan tâm đặc biệt. Hàng năm, vào các dịp kỷ niệm, các ngày lễ lớn và mùa hè tình nguyện, các cấp bộ Đoàn thành phố đã dành tặng hàng ngàn suất quà, học bổng, hàng trăm nhà tình nghĩa, nhà nhân ái trị giá hàng tỷ đồng.../.
Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)