Hà Nội lên kế hoạch chủ động bình ổn giá cả thị trường

Các nhóm hàng hóa thiết yếu trong chương trình bình ổn thị trường gồm lương thực, thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả tươi, đường, dầu ăn, gia vị...
Hà Nội lên kế hoạch chủ động bình ổn giá cả thị trường ảnh 1Sản phẩm tịt lợn sạch bày bán trong siêu thị Co.mart. (Ảnh: Đỗ Phương Anh/TTXVN)

Năm nay, do xảy ra dịch tả lợn châu Phi nên ngành chăn nuôi của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung gặp nhiều khó khăn, nhất là trong dịp cuối năm nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng cao, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã có kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố.

Các nhóm hàng hóa thiết yếu trong chương trình bình ổn thị trường gồm lương thực, thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả tươi, đường, dầu ăn, gia vị, sữa. Ngoài ra, còn có các nhóm hàng có nhu cầu cao trong thời điểm dịp Tết.

Lượng hàng hóa thiết yếu thường xuyên sẽ đáp ứng 35% nhu cầu thị trường trong một tháng. Nhóm hàng hóa huy động tăng cường trong dịp Tết chiếm khoảng 35% nhu cầu thị trường trong dịp này.

[Dịch bệnh phức tạp, lo ngại nguồn cung thịt lợn trong dịp cuối Năm]

Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi, có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng, góp phần hạn chế tốc độ tăng giá, kiềm chế lạm phát...

Đồng thời, chương trình cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi, có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng; Mở rộng thêm các nhóm hàng bình ổn thị trường gắn với thực hiện hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam." Từ đó, góp phần hạn chế tốc độ tăng giá, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất-kinh doanh phát triển.

Bên cạnh đó, chương trình tăng cường mối liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất và giữa sản xuất với phân phối; giúp cơ sở sản xuất kinh doanh chủ động được đầu ra và nguồn hàng, đẩy mạnh ứng dụng các phương thức bán hàng truyền thống kết hợp hiện đại, phát triển đa dạng hệ thống phân phối, bán hàng bình ổn tại các huyện ngoại thành, các khu công nghiệp, khu dân cư; đặc biệt quan tâm các chợ truyền thống, dân sinh...

Thời gian thực hiện chương trình từ ngày 10/6 đến hết tháng 5/2020./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Càphê đặc sản của Đắk Lắk đã có mặt ở thị trường các nước châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Xây dựng càphê đặc sản vươn tầm thế giới

Là thủ phủ càphê Việt Nam, Đắk Lắk đang từng bước xây dựng hệ sinh thái càphê đặc sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và khẳng định thương hiệu trên thị trường thế giới.

Người dân thành phố Hồ Chí Minh mua vàng trong ngày giá vàng tăng cao. (Ảnh: Hương Giang/TTXVN)

Giao dịch sôi động trong ngày giá vàng tăng kỷ lục

Theo một chủ tiệm vàng trên địa bàn quận Bình Thạnh, hoạt động mua bán sôi động diễn ra nhiều ngày nay trong bối cảnh giá vàng thế giới liên tục tăng, kéo theo đà tăng của thị trường trong nước.

Giá hồ tiêu đang tăng lên quanh mức 160.000 đồng/kg. ( Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)

Hồ tiêu vào vụ, giá cao nhất trong gần 10 năm qua

Giá hồ tiêu đang tăng lên quanh mức 160.000 đồng/kg, cao nhất trong gần 10 năm qua, khiến nông dân phấn khởi, đặc biệt khi nhu cầu tiêu thụ trên thị trường thế giới được dự báo vẫn tiếp tục cao.