Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, năm 2012, thành phố tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án giao thông trọng điểm nhằm nhanh chóng cải thiện năng lực hạ tầng giao thông vận tải, góp phần giảm ùn tắc giao thông.
Các dự án như hoàn thành khép kín vành đai 2, vành đai 3, các trục hướng tâm chính như quốc lộ 1A cũ, quốc lộ 6, quốc lộ 32, quốc lộ 3 để nhanh chóng đáp ứng cơ bản nhu cầu giao thông từ khu vực nội đô ra bên ngoài và ngược lại, cũng như tách được các luồng giao thông quá cảnh không cho đi qua khu vực nội đô.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ các trục hướng tâm hiện nay đang quá tải, thành phố sẽ tập trung mở rộng theo quy hoạch và hoàn thành dứt điểm các trục chính đô thị như: Ô Chợ Dừa-Voi Phục và Trần Khát Chân-đê Nguyễn Khoái (vành đai 1 cũ); đường Ngô Gia Tự; trục Nguyễn Tam Trinh; Kim Mã-Trần Phú; Trục Tôn Thất Tùng kéo dài đến Vành đai 4; trục Hoàng Quốc Việt kéo dài đến đường Tây Thăng Long; trục Liễu Giai-Núi Trúc-Sơn Tây, Nguyễn Hoàng Tôn, Nguyễn Văn Huyên-Yên Hòa, Lĩnh Nam... Đặc biệt phải dứt điểm hoàn thành các trục đường đang thi công dang dở như trục Văn Cao-Hồ Tây; Cát Linh-La Thành-Thái Hà-Láng...
Thành phố tiếp tục khảo sát, tổ chức thi công cầu vượt bằng kết cấu lắp ghép tải trọng nhẹ sử dụng cho xe ôtô con, xe máy tại một số nút giao có mật độ phương tiện qua lại hàng ngày rất cao như nút giao với Lê Văn Lương và nút giao Láng với đường Trần Duy Hưng... để giải quyết cấp bách tình trạng ùn tắc giao thông tại các nút này.
Ngoài ra xây dựng một số cầu quan trọng và thay thế các cầu yếu để đảm bảo an toàn giao thông và kết nối giao thông thuận lợi hiệu quả với mạng lưới giao thông hiện có. Thành phố phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương đẩy nhanh việc di dời các trụ sở, trường đại học, bệnh viện, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu vực nội đô theo định hướng chung của Chính phủ.
Sở Giao thông Vận tải sẽ tập trung xây dựng tuyến xe buýt nhanh (BRT) từ Kim Mã đến bến xe Yên Nghĩa theo đúng tiến độ để có thể đưa vào khai thác trong năm 2013; đẩy nhanh tiến độ đầu tư một số tuyến đường sắt đô thị; tuyến Cát Linh-Hà Đông (hoàn thành 2014), tuyến Nhổn-ga Hà Nội (năm 2016), tuyến Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo, tuyến Yên Viên-Ngọc Hồi.
Sở triển khai thực hiện dự án IMV (Pháp), dự án Trahud II (Nhật) và dự án CTF (ADB) trong lĩnh vực phát triển vận tải hành khách công cộng và thân thiện với môi trường; triển khai điều chỉnh lộ trình của 14 tuyến xung quanh khu vực bờ Hồ và khu phố cổ để phục vụ đề án tuyến phố đi bộ dự kiến triển khai năm 2012./.
Các dự án như hoàn thành khép kín vành đai 2, vành đai 3, các trục hướng tâm chính như quốc lộ 1A cũ, quốc lộ 6, quốc lộ 32, quốc lộ 3 để nhanh chóng đáp ứng cơ bản nhu cầu giao thông từ khu vực nội đô ra bên ngoài và ngược lại, cũng như tách được các luồng giao thông quá cảnh không cho đi qua khu vực nội đô.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ các trục hướng tâm hiện nay đang quá tải, thành phố sẽ tập trung mở rộng theo quy hoạch và hoàn thành dứt điểm các trục chính đô thị như: Ô Chợ Dừa-Voi Phục và Trần Khát Chân-đê Nguyễn Khoái (vành đai 1 cũ); đường Ngô Gia Tự; trục Nguyễn Tam Trinh; Kim Mã-Trần Phú; Trục Tôn Thất Tùng kéo dài đến Vành đai 4; trục Hoàng Quốc Việt kéo dài đến đường Tây Thăng Long; trục Liễu Giai-Núi Trúc-Sơn Tây, Nguyễn Hoàng Tôn, Nguyễn Văn Huyên-Yên Hòa, Lĩnh Nam... Đặc biệt phải dứt điểm hoàn thành các trục đường đang thi công dang dở như trục Văn Cao-Hồ Tây; Cát Linh-La Thành-Thái Hà-Láng...
Thành phố tiếp tục khảo sát, tổ chức thi công cầu vượt bằng kết cấu lắp ghép tải trọng nhẹ sử dụng cho xe ôtô con, xe máy tại một số nút giao có mật độ phương tiện qua lại hàng ngày rất cao như nút giao với Lê Văn Lương và nút giao Láng với đường Trần Duy Hưng... để giải quyết cấp bách tình trạng ùn tắc giao thông tại các nút này.
Ngoài ra xây dựng một số cầu quan trọng và thay thế các cầu yếu để đảm bảo an toàn giao thông và kết nối giao thông thuận lợi hiệu quả với mạng lưới giao thông hiện có. Thành phố phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương đẩy nhanh việc di dời các trụ sở, trường đại học, bệnh viện, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu vực nội đô theo định hướng chung của Chính phủ.
Sở Giao thông Vận tải sẽ tập trung xây dựng tuyến xe buýt nhanh (BRT) từ Kim Mã đến bến xe Yên Nghĩa theo đúng tiến độ để có thể đưa vào khai thác trong năm 2013; đẩy nhanh tiến độ đầu tư một số tuyến đường sắt đô thị; tuyến Cát Linh-Hà Đông (hoàn thành 2014), tuyến Nhổn-ga Hà Nội (năm 2016), tuyến Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo, tuyến Yên Viên-Ngọc Hồi.
Sở triển khai thực hiện dự án IMV (Pháp), dự án Trahud II (Nhật) và dự án CTF (ADB) trong lĩnh vực phát triển vận tải hành khách công cộng và thân thiện với môi trường; triển khai điều chỉnh lộ trình của 14 tuyến xung quanh khu vực bờ Hồ và khu phố cổ để phục vụ đề án tuyến phố đi bộ dự kiến triển khai năm 2012./.
Tuyết Mai (TTXVN/Vietnam+)