Bộ Giao thông Vận tải vừa có quyết định về việc chuyển phần đường cao tốc thuộc Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng-Hòa Lạc (Đại lộ Thăng Long) cho Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tạm thời quản lý trong thời gian hoàn thiện các hạng mục còn lại.
Bộ Giao thông Vận tải giao Ban quản lý Dự án Thăng Long làm việc với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và nhà thầu Vinaconex thống nhất phạm vi hạng mục công trình bàn giao, cũng như trách nhiệm trong công tác phối hợp quản lý của các cơ quan liên quan và hoàn chỉnh dự án sau này.
Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng địa phương phối hợp với các cơ quan của Bộ Giao thông Vận tải tổ chức tiếp nhận, bàn giao các hạng mục để đảm bảo công tác quản lý được thực hiện liên tục.
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã có văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo Ban quản lý dự án Thăng Long, Vinaconex chủ trì, phối hợp với các Sở Giao thông Vận tải, Xây dựng, Công an thành phố, các huyện liên quan kiểm tra, rà soát hoàn chỉnh việc sơn, kẻ đường, hệ thống báo hiệu đường bộ trên tuyến.
Ngoài ra, các đơn vị phải khẩn trương hoàn thành các hạng mục còn lại, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải quản lý, tổ chức giao thông, khai thác hiệu quả, an toàn.
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội giao Sở Giao thông Vận tải, Xây dựng, Quy hoạch Kiến trúc; Ủy ban Nhân dân các huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất tăng cường kiểm tra, quản lý xây dựng hai bên tuyến đường theo quy hoạch.
Đại lộ Thăng Long được chính thức thông xe vào ngày 3/10 là tuyến đường dài và hiện đại nhất Việt Nam.
Đại lộ có chiều dài 29,2km, chiều rộng tuyến đường là 140m.
Tổng mức đầu tư dự án trên 7.500 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương và nguồn vốn của thành phố Hà Nội./.
Bộ Giao thông Vận tải giao Ban quản lý Dự án Thăng Long làm việc với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và nhà thầu Vinaconex thống nhất phạm vi hạng mục công trình bàn giao, cũng như trách nhiệm trong công tác phối hợp quản lý của các cơ quan liên quan và hoàn chỉnh dự án sau này.
Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng địa phương phối hợp với các cơ quan của Bộ Giao thông Vận tải tổ chức tiếp nhận, bàn giao các hạng mục để đảm bảo công tác quản lý được thực hiện liên tục.
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã có văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo Ban quản lý dự án Thăng Long, Vinaconex chủ trì, phối hợp với các Sở Giao thông Vận tải, Xây dựng, Công an thành phố, các huyện liên quan kiểm tra, rà soát hoàn chỉnh việc sơn, kẻ đường, hệ thống báo hiệu đường bộ trên tuyến.
Ngoài ra, các đơn vị phải khẩn trương hoàn thành các hạng mục còn lại, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải quản lý, tổ chức giao thông, khai thác hiệu quả, an toàn.
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội giao Sở Giao thông Vận tải, Xây dựng, Quy hoạch Kiến trúc; Ủy ban Nhân dân các huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất tăng cường kiểm tra, quản lý xây dựng hai bên tuyến đường theo quy hoạch.
Đại lộ Thăng Long được chính thức thông xe vào ngày 3/10 là tuyến đường dài và hiện đại nhất Việt Nam.
Đại lộ có chiều dài 29,2km, chiều rộng tuyến đường là 140m.
Tổng mức đầu tư dự án trên 7.500 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương và nguồn vốn của thành phố Hà Nội./.
Uông Lam (TTXVN/Vietnam+)