Thành phố Hà Nội vừa phê duyệt quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, thành phố sẽ tập trung đầu tư xây dựng 5 chợ đầu mối tiêu thụ nông sản tổng hợp cấp vùng tại các khu vực Long Biên-Gia Lâm, Mê Linh, Phú Xuyên, Quốc Oai, Sơn Tây với quy mô mỗi chợ từ 20 đến 30 ha.
Hiện nay vấn đề nông sản thực phẩm không có nguồn tiêu thụ đang đặt ra cấp thiết cho các vùng nông thôn thành phố Hà Nội. Nhiều nơi sản xuất manh mún, sản phẩm kém chất lượng, không có khả năng cạnh tranh trên thị trường nên đầu ra bế tắc.
Cùng với đó, nhiều địa phương cũng đã hình thành và phát triển mạnh các vùng chuyên canh, tập trung một số mặt hàng chủ lực rau, củ, quả, nhưng nghịch lý là khi có nhiều hàng hoá lại không có đầu mối tiêu thụ, bị ép giá, dẫn tới thu nhập và hiệu quả sản xuất thấp.
Bên cạnh đó, nông sản thực phẩm của nông dân luôn phải đối mặt với sức ép cạnh tranh với những mặt hàng trôi nổi, nhập lậu vào địa bàn Hà Nội.
Một số chợ nói trên trong thực tế cũng đã hình thành, nhưng để thực sự làm cầu nối giữa người sản xuất và tiêu dùng vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn.
Vì vậy, ngoài việc đẩy mạnh đầu tư xây dựng thành những vùng chuyên tiêu thụ sản phẩm, Hà Nội sẽ đẩy mạnh quản lý, kiểm soát đầu vào và tuyên truyền, quảng bá sản phẩm giúp tiêu thụ hàng hoá tốt, nâng cao mức thu nhập và ổn định đời sống nông dân./.
Theo đó, thành phố sẽ tập trung đầu tư xây dựng 5 chợ đầu mối tiêu thụ nông sản tổng hợp cấp vùng tại các khu vực Long Biên-Gia Lâm, Mê Linh, Phú Xuyên, Quốc Oai, Sơn Tây với quy mô mỗi chợ từ 20 đến 30 ha.
Hiện nay vấn đề nông sản thực phẩm không có nguồn tiêu thụ đang đặt ra cấp thiết cho các vùng nông thôn thành phố Hà Nội. Nhiều nơi sản xuất manh mún, sản phẩm kém chất lượng, không có khả năng cạnh tranh trên thị trường nên đầu ra bế tắc.
Cùng với đó, nhiều địa phương cũng đã hình thành và phát triển mạnh các vùng chuyên canh, tập trung một số mặt hàng chủ lực rau, củ, quả, nhưng nghịch lý là khi có nhiều hàng hoá lại không có đầu mối tiêu thụ, bị ép giá, dẫn tới thu nhập và hiệu quả sản xuất thấp.
Bên cạnh đó, nông sản thực phẩm của nông dân luôn phải đối mặt với sức ép cạnh tranh với những mặt hàng trôi nổi, nhập lậu vào địa bàn Hà Nội.
Một số chợ nói trên trong thực tế cũng đã hình thành, nhưng để thực sự làm cầu nối giữa người sản xuất và tiêu dùng vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn.
Vì vậy, ngoài việc đẩy mạnh đầu tư xây dựng thành những vùng chuyên tiêu thụ sản phẩm, Hà Nội sẽ đẩy mạnh quản lý, kiểm soát đầu vào và tuyên truyền, quảng bá sản phẩm giúp tiêu thụ hàng hoá tốt, nâng cao mức thu nhập và ổn định đời sống nông dân./.
Nguyễn Văn Cảnh (TTXVN)