Ngày 31/3, Ngoại trưởng Hàn Quốc Yu Myung-Hwan đã triệu Đại sứ Nhật Bản Toshinori Shigeie tới để phản đối việc Tokyo ban hành cuốn sách giáo khoa lịch sử mới, trong đó khẳng định chủ quyền đối với đảo Takeshima mà Hàn Quốc gọi là đảo Dokdo.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc kêu gọi Nhật Bản từ bỏ việc tuyên bố chủ quyền đối với đảo này vì có thể ảnh hưởng xấu tới những nỗ lực tăng cường quan hệ giữa hai nước.
Trước đó tại Tokyo, Bộ Giáo dục Nhật Bản đã quyết định cho phép đưa sách giáo khoa lịch sử mới vào sử dụng tại các trường tiểu học kể từ tháng Tư. Trong sách giáo khoa này ghi rõ "đảo Takeshima thuộc tỉnh Shimane của Nhật Bản, bị Hàn Quốc chiếm giữ bất hợp pháp."
Nhật Bản tuyên bố chủ quyền đối với đảo Takeshima năm 1905, trong khi Hàn Quốc nói rằng đảo Dokdo thuộc lãnh thổ nước này đã từ nhiều thế kỷ.
Tháng 10/2009, Ngoại trưởng Nhật Bản Katsuya Okada đã đề xuất biên soạn một cuốn sách giáo khoa lịch sử chung với Hàn Quốc và Trung Quốc, và đã nhận được sự hoan nghênh từ Seoul.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Yu Myung-Hwan khi đó đã nhấn mạnh rằng việc biên soạn cuốn sách giáo khoa lịch sử chung có ý nghĩa quan trọng để các thế hệ trẻ của Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản nhận thức đúng về lịch sử.
Hàn Quốc cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc và Nhật Bản theo đuổi ý tưởng này./.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc kêu gọi Nhật Bản từ bỏ việc tuyên bố chủ quyền đối với đảo này vì có thể ảnh hưởng xấu tới những nỗ lực tăng cường quan hệ giữa hai nước.
Trước đó tại Tokyo, Bộ Giáo dục Nhật Bản đã quyết định cho phép đưa sách giáo khoa lịch sử mới vào sử dụng tại các trường tiểu học kể từ tháng Tư. Trong sách giáo khoa này ghi rõ "đảo Takeshima thuộc tỉnh Shimane của Nhật Bản, bị Hàn Quốc chiếm giữ bất hợp pháp."
Nhật Bản tuyên bố chủ quyền đối với đảo Takeshima năm 1905, trong khi Hàn Quốc nói rằng đảo Dokdo thuộc lãnh thổ nước này đã từ nhiều thế kỷ.
Tháng 10/2009, Ngoại trưởng Nhật Bản Katsuya Okada đã đề xuất biên soạn một cuốn sách giáo khoa lịch sử chung với Hàn Quốc và Trung Quốc, và đã nhận được sự hoan nghênh từ Seoul.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Yu Myung-Hwan khi đó đã nhấn mạnh rằng việc biên soạn cuốn sách giáo khoa lịch sử chung có ý nghĩa quan trọng để các thế hệ trẻ của Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản nhận thức đúng về lịch sử.
Hàn Quốc cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc và Nhật Bản theo đuổi ý tưởng này./.
(TTXVN/Vietnam+)