Thỏa thuận trên được công bố sau cuộc hội đàm cấp cao giữa Tổng thống LeeMyung-bak và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tại New Dehli ngày 25/1.
Thông cáo cũng nêu rõ hai bên đặt mục tiêu tăng gấp đôi kim ngạch thương mạisong phương lên mức 30 tỷ USD vào năm 2014, thông qua việc thực hiện đầy đủ quychế tự do thương mại song phương. Kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 15,6 tỷUSD năm 2008 và giảm xuống 11,4 tỷ USD trong năm 2009 do khủng hoảng tài chínhtoàn cầu.
Hàn Quốc và Ấn Độ đã thiết lập quan hệ "đối tác hợp tác lâu dài vì hòa bình vàthịnh vượng chung" năm 2004. Theo thỏa thuận, quan hệ song phương - đặc biệt làtrong lĩnh vực kinh tế - đã được mở rộng đáng kể.
Hai nền kinh tế đang nổi đãhoàn tất Thỏa thuận đối tác kinh tế toàn diện (CEPA), hay còn gọi là thỏa thuậntự do thương mại song phương năm 2009 và bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm nay.
Phủ Tổng thống Hàn Quốc cho biết Tổng thống Lee và Thủ tướng Singh nhất tríthiết lập cơ chế đối thoại thường xuyên về chính sách ngoại giao và an ninh ởcấp thứ trưởng, nhằm tăng cường hợp tác song phương trong hai lĩnh vực này.
Thỏa thuận nâng tầm quan hệ cho thấy lãnh đạo hai nước đang tìm kiếm cơ hội hợptác chặt chẽ hơn không chỉ trong lĩnh vực kinh tế thương mại, mà còn trong chínhtrị và các vấn đề an ninh.
Tại cuộc hội đàm, hai nước cũng nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực côngnghiệp quốc phòng và nhất trí tổ chức cuộc gặp ủy ban quốc phòng hỗn hợp hainước ngay trong nửa đầu năm nay.
Hàn Quốc hy vọng sẽ xuất khẩu máy bay phản lực huấn luyện hiệu KT-1 sang ẤnĐộ. Theo nguồn tin quốc phòng, trị giá hợp đồng này có thể lên tới hàng trămtriệu USD khi Ấn Độ có kế hoạch đặt mua khoảng 60 máy bay KT-1 của Hàn Quốc.
Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ấn Độ 4 ngày của Tổng thống LeeMyung-bak, cùng ngày, Ấn Độ và Hàn Quốc đã ký Hiệp định hợp tác trong lĩnh vựckhoa học, công nghệ nhằm mục tiêu mở rộng hợp tác song phương trong nghiên cứuphát triển tự động học, tìm kiếm nguồn năng lượng tái sinh và công nghệ sinh học.
Theo Hiệp định, hai bên nhất trí thành lập quỹ đặc biệt tài trợ cho các dự ánhợp tác của giới chuyên gia hai nước để thực hiện các chương trình nghiên cứuchung và hội thảo khoa học.
Cùng ngày, Học viện nghiên cứu vũ trụ Hàn Quốc (KARI) và Tổ chức nghiên cứuvũ trụ Ấn Độ (ISRO) đã ký bản ghi nhớ về tìm kiếm khả năng hợp tác trong lĩnhvực vũ trụ phục vụ hòa bình.
Ấn Độ hiện là 1 trong nhóm 3 nước có công nghệ vũ trụ đứng đầu châu Á. Ấn Độđã chế tạo và phóng thành công tàu thám hiểm Mặt Trăng sau Trung Quốc và NhậtBản./.