Hàn Quốc đã chuyển giao cho Thừa Thiên-Huế hai bộ nhạc khí phục chế gồm Bác chung (chuông đồng lớn), Đặc khánh (khánh đá lớn).
Đây là nhạc khí thường được sử dụng trong những buổi tế lễ trọng đại có tính nghi thức như của triều đình trước đây như lễ Đại triều ở điện Thái Hòa; nay sử dụng trong các dịp lễ Tế Giao, lễ Tế Xã Tắc… và một số lễ hội cung đình khác ở Huế.
Trước đó, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã phối hợp với Hàn Quốc thực hiện nhiều hoạt động sưu tầm, nghiên cứu tư liệu, trao đổi đào tạo cán bộ để cùng phục chế thành công các nhạc cụ cung đình triều Nguyễn như bộ Biên chung (bộ 12 chuông đồng nhỏ), Biên khánh (bộ 12 khánh đá nhỏ).
Theo ông Phan Thanh Hải, việc hợp tác phục chế thành công các loại nhạc cụ nhã nhạc nói trên góp phần hoàn thiện cơ cấu dàn nhạc cung đình trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị Nhã nhạc Huế (Âm nhạc cung đình Việt Nam) - vốn được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của Nhân loại.
Đặc biệt, các loại nhạc cụ nói trên đều là những nhạc cụ quan trọng trong dàn Nhã nhạc triều Nguyễn đã thất truyền về kỹ thuật chế tác và cách thức trình tấu từ đầu thế kỷ 20...
Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, ông Phan Thanh Hải cho biết kết quả hợp tác giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Trung tâm Nghiên cứu Nghệ thuật Biểu diễn Quốc gia Hàn Quốc trong thời gian qua, từ trao đổi chuyên gia, giao lưu biểu diễn Nhã nhạc Huế (Âm nhạc cung đình Việt Nam) hàng năm của các đoàn nghệ thuật giữa hai bên làm cho thế giới biết đến nền âm nhạc truyền thống lâu đời giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hàn Quốc (1992-2012) và năm hữu nghị Việt-Hàn, tại Festival 2012, đoàn nghệ thuật Hàn Quốc đã gửi đến những tiết mục nghệ thuật đặc sắc mang đậm văn hóa xứ Hàn; trong đó có màn "Múa trống truyền thống Hàn Quốc Janggu Dance," thuộc nhạc cụ bộ gõ vừa thể hiện các điệu múa uyển chuyển cùng nhịp điệu đầy sức sống của âm nhạc truyền thống Hàn Quốc./.
Đây là nhạc khí thường được sử dụng trong những buổi tế lễ trọng đại có tính nghi thức như của triều đình trước đây như lễ Đại triều ở điện Thái Hòa; nay sử dụng trong các dịp lễ Tế Giao, lễ Tế Xã Tắc… và một số lễ hội cung đình khác ở Huế.
Trước đó, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã phối hợp với Hàn Quốc thực hiện nhiều hoạt động sưu tầm, nghiên cứu tư liệu, trao đổi đào tạo cán bộ để cùng phục chế thành công các nhạc cụ cung đình triều Nguyễn như bộ Biên chung (bộ 12 chuông đồng nhỏ), Biên khánh (bộ 12 khánh đá nhỏ).
Theo ông Phan Thanh Hải, việc hợp tác phục chế thành công các loại nhạc cụ nhã nhạc nói trên góp phần hoàn thiện cơ cấu dàn nhạc cung đình trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị Nhã nhạc Huế (Âm nhạc cung đình Việt Nam) - vốn được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của Nhân loại.
Đặc biệt, các loại nhạc cụ nói trên đều là những nhạc cụ quan trọng trong dàn Nhã nhạc triều Nguyễn đã thất truyền về kỹ thuật chế tác và cách thức trình tấu từ đầu thế kỷ 20...
Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, ông Phan Thanh Hải cho biết kết quả hợp tác giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Trung tâm Nghiên cứu Nghệ thuật Biểu diễn Quốc gia Hàn Quốc trong thời gian qua, từ trao đổi chuyên gia, giao lưu biểu diễn Nhã nhạc Huế (Âm nhạc cung đình Việt Nam) hàng năm của các đoàn nghệ thuật giữa hai bên làm cho thế giới biết đến nền âm nhạc truyền thống lâu đời giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hàn Quốc (1992-2012) và năm hữu nghị Việt-Hàn, tại Festival 2012, đoàn nghệ thuật Hàn Quốc đã gửi đến những tiết mục nghệ thuật đặc sắc mang đậm văn hóa xứ Hàn; trong đó có màn "Múa trống truyền thống Hàn Quốc Janggu Dance," thuộc nhạc cụ bộ gõ vừa thể hiện các điệu múa uyển chuyển cùng nhịp điệu đầy sức sống của âm nhạc truyền thống Hàn Quốc./.
Quốc Việt (TTXVN)