Hơn 2 tháng nay, bà con nông dân vùng mía lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là Phụng Hiệp và Ngã Bảy thuộc tỉnh Hậu Giang đứng ngồi không yên vì cảnh nước lũ ngập sâu mà mía lại khó tiêu thụ, giá cả thì cứ tuột dốc liên tục làm nhiều bà con thua lỗ và bức xúc.
Cả 3 nhà máy đường trên địa bàn tỉnh cùng với nhiều nhà máy đường khác trong khu vực tuy đã tích cực tiêu thụ, thu mua mía của bà con nhưng cũng không kham nổi một lượng mía cây cần tiêu thụ quá lớn trong một thời gian ngắn.
Đến nay, toàn bộ diện tích gần 10.000ha mía bị ngập của vùng Phụng Hiệp, Ngã Bảy đã cơ bản thu hoạch xong, nhưng đáng tiếc là hàng trăm ha mía đã chết trước kỳ thu hoạch khiến hàng ngàn hộ trồng mía không có lợi nhuận hoặc bị thua lỗ.
Ngành mía đường mặc dù đã có cố gắng khắc phục bằng cách chạy hết công suất nhưng lòng tin đối với những người trồng mía thì bị giảm sút nghiêm trọng vì đã thiếu trách nhiệm dự báo, đánh giá sai tình hình dẫn đến thiệt hại lớn cho bà con. Nếu như các nhà máy đường bắt đầu khởi ép mía vào ngày 15/9 như chu kỳ hàng năm thì nông dân không bị thiệt hại do lũ và vụ mía năm nay sẽ là vụ mía ngọt.
Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) thừa nhận: Những năm trước, các nhà máy đường bắt đầu khởi ép từ ngày 15/9, riêng năm 2010 vừa qua, các nhà máy đường bắt đầu khởi ép từ ngày 24/9 và năm nay tiếp tục vào vụ từ ngày 25 và 26/9.
Năm nay, mặc dù có nghe thông tin từ các cơ quan thông tin đại chúng là có lũ lớn nhưng vì chủ quan, không lường trước được lũ lớn đến cỡ nào nên mới quyết định chọn ngày 25 và 26/9 vào vụ bởi vì trước đó, qua thăm dò chữ đường cho thấy mía còn non. Tuy nhiên khi lũ lớn đổ về đột ngột thì ngành mía đường mặc dù đã rất tích cực triển khai thu mua nhưng cũng trở tay không kịp.
Dự báo sai tình hình, chủ quan trước lũ của ngành mía đường gây thiệt hại lớn cho người trồng mía chưa phải là bức xúc duy nhất của bà con. Những người trồng mía cực khổ, vất vả còn bức xúc hơn khi ngành mía đường cứ liên tục hứa sẽ tiêu thụ hết mía bị ngập lũ nhưng lại trì hoãn, kéo dài thời gian và cuối cùng đã không thực hiện đúng lời hứa do dự báo sai lệch diện tích và sản lượng.
Ông Long cho biết, khi tình hình vùng mía Phụng Hiệp, Ngã Bảy bị ngập sâu, ngày 28/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ trưởng Bùi Bá Bổng chủ trì đã họp các nhà máy đường lại tại tỉnh Hậu Giang để triển khai kế hoạch thu mua.
Tại cuộc họp, ngành mía đường đánh giá toàn vùng mía Phụng Hiệp, Ngã Bảy còn khoảng 4.600 ha mía bị ngập lũ, tương đương với sản lượng khoảng trên 500.000 tấn mía nguyên liệu, trong đó có khoảng 800 ha mía có đê bao hoặc được bà con trồng bằng các giống mía mới có thể chống chịu được lũ.
Tại đây, các nhà máy đường trong khu vực đã đăng ký tiêu thụ 546.000 tấn tới ngày 15/11. So sánh diện tích còn lại cũng như sản lượng đăng ký của các nhà máy đường cho thấy: tới ngày15/11 các nhà máy đường sẽ tiêu thụ hết sản lượng vùng mía bị ngập lũ của Phụng hiệp và Ngã Bảy. Thế nhưng, đến ngày 15/11, các nhà máy đường trong khu vực báo cáo đã tiêu thụ được 629.000 tấn mía nhưng tại địa phương Phụng Hiệp vẫn còn đến 2.000 ha mía bị ngập lũ.
Đến ngày 25/11, các nhà máy đường báo cáo đã tiêu thụ 741.000 tấn mía nhưng tại địa phương vẫn còn 400 ha mía chưa thu hoạch và đang bị thiệt hại. Ngay thời điểm hiện này, tại vùng mía Phụng Hiệp, Ngã Bảy vẫn còn trên 100 ha mía chưa thu hoạch.
Theo ông Huỳnh Minh Chắc, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, việc chọn thời điểm để các nhà máy đường vào ép phải dựa vào tình hình thực tiễn của từng địa phương cho phù hợp. Đến nay, mọi việc đã được giải quyết nhưng ngành mía đường cũng như Casuco cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm, không được chủ quan với lũ, cần chủ động chọn thời điểm vào vụ phù hợp, thà thu hoạch mía còn non một chút còn hơn để mía bị chết ngoài đồng. Đây là bài học quý báu để ngành mía đường làm tốt hơn trong thời gian tới./.
Cả 3 nhà máy đường trên địa bàn tỉnh cùng với nhiều nhà máy đường khác trong khu vực tuy đã tích cực tiêu thụ, thu mua mía của bà con nhưng cũng không kham nổi một lượng mía cây cần tiêu thụ quá lớn trong một thời gian ngắn.
Đến nay, toàn bộ diện tích gần 10.000ha mía bị ngập của vùng Phụng Hiệp, Ngã Bảy đã cơ bản thu hoạch xong, nhưng đáng tiếc là hàng trăm ha mía đã chết trước kỳ thu hoạch khiến hàng ngàn hộ trồng mía không có lợi nhuận hoặc bị thua lỗ.
Ngành mía đường mặc dù đã có cố gắng khắc phục bằng cách chạy hết công suất nhưng lòng tin đối với những người trồng mía thì bị giảm sút nghiêm trọng vì đã thiếu trách nhiệm dự báo, đánh giá sai tình hình dẫn đến thiệt hại lớn cho bà con. Nếu như các nhà máy đường bắt đầu khởi ép mía vào ngày 15/9 như chu kỳ hàng năm thì nông dân không bị thiệt hại do lũ và vụ mía năm nay sẽ là vụ mía ngọt.
Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) thừa nhận: Những năm trước, các nhà máy đường bắt đầu khởi ép từ ngày 15/9, riêng năm 2010 vừa qua, các nhà máy đường bắt đầu khởi ép từ ngày 24/9 và năm nay tiếp tục vào vụ từ ngày 25 và 26/9.
Năm nay, mặc dù có nghe thông tin từ các cơ quan thông tin đại chúng là có lũ lớn nhưng vì chủ quan, không lường trước được lũ lớn đến cỡ nào nên mới quyết định chọn ngày 25 và 26/9 vào vụ bởi vì trước đó, qua thăm dò chữ đường cho thấy mía còn non. Tuy nhiên khi lũ lớn đổ về đột ngột thì ngành mía đường mặc dù đã rất tích cực triển khai thu mua nhưng cũng trở tay không kịp.
Dự báo sai tình hình, chủ quan trước lũ của ngành mía đường gây thiệt hại lớn cho người trồng mía chưa phải là bức xúc duy nhất của bà con. Những người trồng mía cực khổ, vất vả còn bức xúc hơn khi ngành mía đường cứ liên tục hứa sẽ tiêu thụ hết mía bị ngập lũ nhưng lại trì hoãn, kéo dài thời gian và cuối cùng đã không thực hiện đúng lời hứa do dự báo sai lệch diện tích và sản lượng.
Ông Long cho biết, khi tình hình vùng mía Phụng Hiệp, Ngã Bảy bị ngập sâu, ngày 28/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ trưởng Bùi Bá Bổng chủ trì đã họp các nhà máy đường lại tại tỉnh Hậu Giang để triển khai kế hoạch thu mua.
Tại cuộc họp, ngành mía đường đánh giá toàn vùng mía Phụng Hiệp, Ngã Bảy còn khoảng 4.600 ha mía bị ngập lũ, tương đương với sản lượng khoảng trên 500.000 tấn mía nguyên liệu, trong đó có khoảng 800 ha mía có đê bao hoặc được bà con trồng bằng các giống mía mới có thể chống chịu được lũ.
Tại đây, các nhà máy đường trong khu vực đã đăng ký tiêu thụ 546.000 tấn tới ngày 15/11. So sánh diện tích còn lại cũng như sản lượng đăng ký của các nhà máy đường cho thấy: tới ngày15/11 các nhà máy đường sẽ tiêu thụ hết sản lượng vùng mía bị ngập lũ của Phụng hiệp và Ngã Bảy. Thế nhưng, đến ngày 15/11, các nhà máy đường trong khu vực báo cáo đã tiêu thụ được 629.000 tấn mía nhưng tại địa phương Phụng Hiệp vẫn còn đến 2.000 ha mía bị ngập lũ.
Đến ngày 25/11, các nhà máy đường báo cáo đã tiêu thụ 741.000 tấn mía nhưng tại địa phương vẫn còn 400 ha mía chưa thu hoạch và đang bị thiệt hại. Ngay thời điểm hiện này, tại vùng mía Phụng Hiệp, Ngã Bảy vẫn còn trên 100 ha mía chưa thu hoạch.
Theo ông Huỳnh Minh Chắc, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, việc chọn thời điểm để các nhà máy đường vào ép phải dựa vào tình hình thực tiễn của từng địa phương cho phù hợp. Đến nay, mọi việc đã được giải quyết nhưng ngành mía đường cũng như Casuco cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm, không được chủ quan với lũ, cần chủ động chọn thời điểm vào vụ phù hợp, thà thu hoạch mía còn non một chút còn hơn để mía bị chết ngoài đồng. Đây là bài học quý báu để ngành mía đường làm tốt hơn trong thời gian tới./.
Ngọc Thiện (TTXVN/Vietnam+)