Đảo Christmas, vùng lãnh thổ thuộc Australia nằm ở Ấn Độ Dương, không chỉ nổi tiếng là nơi tạm giam người nhập cư trái phép tới "xứ sở chuột túi", mà còn được biết đến như một "vương quốc" của giống cua đỏ mỗi khi mùa mưa đến.
Cua đỏ, tên khoa học là Gecarcoidea natalis, là một trong 23 loài cua sống trên cạn và nước ngọt của đảo Christmas. Loài này đặc biệt nhạy cảm khi độ ẩm giảm xuống.
Max Orchard, nhân viên Vườn quốc gia Christmas và là một chuyên gia về cua đỏ, cho biết cua đỏ không có kẻ thù tự nhiên và khô hạn chính là mối đe dọa chủ yếu loài này. Việc duy trì độ ẩm chi phối mọi hoạt động của cua đỏ, từ thói quen ăn uống đến tập quán di cư.
Khi những giọt mưa rơi xuống vào khoảng tháng 10-11 hàng năm, số lượng cua đỏ trên đảo Christmas tham gia hành trình di cư về phía biển để gặp gỡ "bạn tình" có thể lên tới 65 triệu con.
Thông thường, chúng phải mất 9-18 ngày để vượt qua quãng đường dài 8km với vận tốc trung bình khoảng 700m mỗi ngày. Khi đến được biển, những con cua sẽ giao phối trong các hang do con đực đào sẵn. Sau khi giao phối, cua cái sẽ bò ra biển và trứng sẽ nở khi tiếp xúc với nước.
Hành trình di cư kỳ lạ của loài cua này được xem là một trong những bí ẩn lớn. Đây là loài động vật giáp xác thở bằng mang và chỉ di chuyển trong những khoảng cách ngắn và tập trung ở những nơi râm mát.
Do đó, việc hàng chục triệu con cua cứ đến tháng 10-11 hàng năm lại tiến hành một hành trình vĩ đại về phía biển thực sự khiến các nhà khoa học đau đầu khi tìm cách lý giải hiện tượng này.
Nhưng ngày nay, các nhà khoa học đã có câu trả lời về nguyên nhân của hiện tượng trên. Sau một thời gian nghiên cứu, Tiến sĩ Lucy Turner cùng các cộng sự tại Đại học Bristal đã tìm ra động cơ thôi thúc loài cua đỏ tiến hành cuộc di cư khổng lồ và đầy khó khăn này.
Theo tạp chí National Geographic, Turner và các đồng nghiệp đã phân tích mẫu máu của loài cua đỏ và phát hiện ra nội tiết tố crustacean hyperglycemic đóng vai trò quan trọng trong việc chi phối hoạt động di cư của loài cua này.
Đây là nội tiết tố đảm nhận vai trò điều chỉnh lượng đường glucose trong cơ thể. Khi mùa mưa tới, cua đỏ tiết ra nhiều crustacean hyperglycemic hơn. Do đó, lượng đường glucose cũng tăng cao hơn và loại đường này giúp tạo ra năng lượng cho cơ thể.
Chính bởi vậy, loài cua nhỏ bé này mới có đủ năng lượng để thực hiện hành trình dài tìm về với biển để sinh sản và trở lại rừng sau khi hoàn thành nhiệm vụ duy trì nòi giống.
Khác với các giống cua sống trên cạn khác của đảo Christmas khi chỉ có các cá thể cái tiến hành chặng hành trình dài ra biển để đẻ trứng, Gecarcoidea natalis là loài cua cạn duy nhất mà cả các cá thể đực và cái cùng di cư ra bờ biển để sinh sản/.
Cua đỏ, tên khoa học là Gecarcoidea natalis, là một trong 23 loài cua sống trên cạn và nước ngọt của đảo Christmas. Loài này đặc biệt nhạy cảm khi độ ẩm giảm xuống.
Max Orchard, nhân viên Vườn quốc gia Christmas và là một chuyên gia về cua đỏ, cho biết cua đỏ không có kẻ thù tự nhiên và khô hạn chính là mối đe dọa chủ yếu loài này. Việc duy trì độ ẩm chi phối mọi hoạt động của cua đỏ, từ thói quen ăn uống đến tập quán di cư.
Khi những giọt mưa rơi xuống vào khoảng tháng 10-11 hàng năm, số lượng cua đỏ trên đảo Christmas tham gia hành trình di cư về phía biển để gặp gỡ "bạn tình" có thể lên tới 65 triệu con.
Thông thường, chúng phải mất 9-18 ngày để vượt qua quãng đường dài 8km với vận tốc trung bình khoảng 700m mỗi ngày. Khi đến được biển, những con cua sẽ giao phối trong các hang do con đực đào sẵn. Sau khi giao phối, cua cái sẽ bò ra biển và trứng sẽ nở khi tiếp xúc với nước.
Hành trình di cư kỳ lạ của loài cua này được xem là một trong những bí ẩn lớn. Đây là loài động vật giáp xác thở bằng mang và chỉ di chuyển trong những khoảng cách ngắn và tập trung ở những nơi râm mát.
Do đó, việc hàng chục triệu con cua cứ đến tháng 10-11 hàng năm lại tiến hành một hành trình vĩ đại về phía biển thực sự khiến các nhà khoa học đau đầu khi tìm cách lý giải hiện tượng này.
Nhưng ngày nay, các nhà khoa học đã có câu trả lời về nguyên nhân của hiện tượng trên. Sau một thời gian nghiên cứu, Tiến sĩ Lucy Turner cùng các cộng sự tại Đại học Bristal đã tìm ra động cơ thôi thúc loài cua đỏ tiến hành cuộc di cư khổng lồ và đầy khó khăn này.
Theo tạp chí National Geographic, Turner và các đồng nghiệp đã phân tích mẫu máu của loài cua đỏ và phát hiện ra nội tiết tố crustacean hyperglycemic đóng vai trò quan trọng trong việc chi phối hoạt động di cư của loài cua này.
Đây là nội tiết tố đảm nhận vai trò điều chỉnh lượng đường glucose trong cơ thể. Khi mùa mưa tới, cua đỏ tiết ra nhiều crustacean hyperglycemic hơn. Do đó, lượng đường glucose cũng tăng cao hơn và loại đường này giúp tạo ra năng lượng cho cơ thể.
Chính bởi vậy, loài cua nhỏ bé này mới có đủ năng lượng để thực hiện hành trình dài tìm về với biển để sinh sản và trở lại rừng sau khi hoàn thành nhiệm vụ duy trì nòi giống.
Khác với các giống cua sống trên cạn khác của đảo Christmas khi chỉ có các cá thể cái tiến hành chặng hành trình dài ra biển để đẻ trứng, Gecarcoidea natalis là loài cua cạn duy nhất mà cả các cá thể đực và cái cùng di cư ra bờ biển để sinh sản/.
Đoàn Hùng/Sydney (Vietnam+)