Nhân dịp hai năm ngày Cộng hòa Nam Sudan tuyên bố độc lập (9/7/2011-2013), ngày 8/7, tại trụ sở chính của Liên hợp quốc ở New York, Mỹ, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tổ chức phiên họp, đánh giá toàn diện tình hình quốc gia non trẻ nhất thế giới này, và là thành viên cuối cùng (193) của Liên hợp quốc tính đến thời điểm hiện tại.
Phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc cho biết, tại phiên họp, 15 nước ủy viên Hội đồng Bảo an đã nghe báo cáo trực tuyến của bà Hilde Johnson, Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Trưởng Phái bộ Liên hợp quốc tại Nam Sudan (UNMISS).
Trong báo cáo, bà Johnson nhận định rằng tuy đã đạt được một số thành công đáng khích lệ, song Nam Sudan đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức về an ninh, quyền con người, kinh tế, xã hội và sức mạnh của các cấp chính quyền, từ trung ương đến địa phương.
Bà Johnson đánh giá cao việc Nam Sudan tích cực cải thiện quan hệ với quốc gia Sudan láng giềng, tổ chức đối thoại giữa các nhóm vũ trang trong nước, bắt đầu tiến trình hòa hợp dân tộc và cải cách hệ thống bảo vệ pháp luật, v.v.
Tuy nhiên, theo người đứng đầu UNMISS, tình hình trật tự an ninh tại một số vùng ở Nam Sudan hiện đang rất xấu do xung đột triền miên giữa các nhóm vũ trang và các lực lượng an ninh khác nhau, dẫn đến tình trạng nhiều người dân vô tội trở thành nạn nhân, và quyền con người không được bảo đảm. Đặc biệt việc bắt người và sát hại lẫn nhau giữa các phe phái vũ trang, cũng như giữa các cộng đồng dân cư, tôn giáo đang diễn ra khá phổ biến tại nhiều địa phương ở Nam Sudan, gây lo ngại cho cộng đồng quốc tế, và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Trước thực trạng ấy, Hội đồng Bảo an hối thúc chính quyền Nam Sudan thực thi mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền con người, tổ chức đối thoại thiết thực và hiệu quả giữa các nhóm vũ trang và các cộng đồng tôn giáo, dân cư để triển khai thành công quá trình hòa hợp dân tộc, xây dựng đất nước Nam Sudan hòa bình, ổn định và phát triển.
Ngoài ra, Hội đồng Bảo an cũng kêu gọi Nam Sudan và Sudan cùng tỏ thái độ thân thiện, hợp tác, giải quyết mọi hận thù, bất đồng thông qua đối thoại để xây dựng quan hệ láng giềng thân thiện, hiểu biết lẫn nhau, giúp nhau cùng phát triển, góp phần củng cố hòa bình và an ninh trong khu vực và toàn châu Phi nói chung./.
Phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc cho biết, tại phiên họp, 15 nước ủy viên Hội đồng Bảo an đã nghe báo cáo trực tuyến của bà Hilde Johnson, Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Trưởng Phái bộ Liên hợp quốc tại Nam Sudan (UNMISS).
Trong báo cáo, bà Johnson nhận định rằng tuy đã đạt được một số thành công đáng khích lệ, song Nam Sudan đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức về an ninh, quyền con người, kinh tế, xã hội và sức mạnh của các cấp chính quyền, từ trung ương đến địa phương.
Bà Johnson đánh giá cao việc Nam Sudan tích cực cải thiện quan hệ với quốc gia Sudan láng giềng, tổ chức đối thoại giữa các nhóm vũ trang trong nước, bắt đầu tiến trình hòa hợp dân tộc và cải cách hệ thống bảo vệ pháp luật, v.v.
Tuy nhiên, theo người đứng đầu UNMISS, tình hình trật tự an ninh tại một số vùng ở Nam Sudan hiện đang rất xấu do xung đột triền miên giữa các nhóm vũ trang và các lực lượng an ninh khác nhau, dẫn đến tình trạng nhiều người dân vô tội trở thành nạn nhân, và quyền con người không được bảo đảm. Đặc biệt việc bắt người và sát hại lẫn nhau giữa các phe phái vũ trang, cũng như giữa các cộng đồng dân cư, tôn giáo đang diễn ra khá phổ biến tại nhiều địa phương ở Nam Sudan, gây lo ngại cho cộng đồng quốc tế, và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Trước thực trạng ấy, Hội đồng Bảo an hối thúc chính quyền Nam Sudan thực thi mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền con người, tổ chức đối thoại thiết thực và hiệu quả giữa các nhóm vũ trang và các cộng đồng tôn giáo, dân cư để triển khai thành công quá trình hòa hợp dân tộc, xây dựng đất nước Nam Sudan hòa bình, ổn định và phát triển.
Ngoài ra, Hội đồng Bảo an cũng kêu gọi Nam Sudan và Sudan cùng tỏ thái độ thân thiện, hợp tác, giải quyết mọi hận thù, bất đồng thông qua đối thoại để xây dựng quan hệ láng giềng thân thiện, hiểu biết lẫn nhau, giúp nhau cùng phát triển, góp phần củng cố hòa bình và an ninh trong khu vực và toàn châu Phi nói chung./.
(TTXVN)