Ông Robert, một du khách quốc tịch Scotland hiện đang làm việc và sinh sống tại Thái Lan khi đến du lịch tại Hà Nội nhận định bản thân đã tới một số nước trong khu vực Đông Nam Á nhưng nhận thấy Hà Nội thật đẹp, con người thân thiện.
Mặc dù vậy theo vị khách này, "du lịch Hà Nội muốn thu hút khách quốc tế nhiều hơn, sẽ phải làm rất nhiều thứ."
Lời nói của ông Robert cũng chính là suy tư của các nhà làm du lịch Hà Nội, nhất là năm nay khi Hà Nội tổ chức Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội và Năm Du lịch quốc gia.
Du lịch Hà Nội đang đứng trước cơ hội “ngàn vàng” để khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn, có tầm cỡ của khu vực và thế giới. Tuy nhiên cơ hội ấy chưa thực sự được phát huy trong những tháng đầu năm nay.
Bước vào năm 2010, với hàng loạt sự kiện văn hóa, du lịch chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội và Năm Du lịch quốc gia du lịch Hà Nội được phê duyệt, ngành du lịch Hà Nội tràn đầy hưng phấn và kỳ vọng sẽ thu hút được lượng lớn khách quốc tế (khoảng 1,4 triệu lượt người).
Tuy vậy, đến hết tháng Ba, khách quốc tế vào Hà Nội chỉ đạt gần 260.000 lượt khách, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm trước và bằng 18,6% so với kế hoạch cả năm. Trong khi đó, lượng khách đến các điểm du lịch khác của Việt Nam lại tăng trưởng đáng kể.
Lý giải vấn đề này, ông Trương Minh Tiến, Phó giám đốc Sở Văn hóa ,Thể thao và Du lịch Hà Nội, cho rằng về phía khách quan, các khách sạn ở Hà Nội bắt đầu tăng giá khi thấy xu hướng khách du lịch tăng.
Giá cả sinh hoạt ở Hà Nội tăng dẫn đến việc các công ty du lịch phải điều chỉnh giá xe, hướng dẫn... khiến giá tour vào Hà Nội tăng cao.
Sự bất ổn chính trị và nạn khủng bố ở một số nơi như Thái Lan (là điểm trung chuyển, phân phối khách du lịch lớn trong khu vực) ít nhiều làm ảnh hưởng đến lượng khách quốc tế tới Hà Nội.
Về phía chủ quan, công tác xúc tiến du lịch còn nhiều hạn chế, ngành du lịch Hà Nội trong hai năm gần đây hầu như không xuất hiện tại các hội chợ du lịch lớn trên thế giới, nhiều sự kiện xúc tiến du lịch gần như không có.
Môi trường du lịch Hà Nội hiện nay còn những tồn tại tình trạng lừa đảo khách ở sân bay quốc tế Nội Bài, nạn chèo kéo khách gây nhiều bức xúc. Bên cạnh đó, vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn giao thông cũng chưa tốt...
Các nhà làm du lịch đang nỗ lực quảng bá du lịch ở cả thị trường trong nước và quốc tế, phối hợp cùng Tổng cục Du lịch tham gia các đợt phát động điểm đến, các hội chợ, hội thảo du lịch quốc tế.
Cùng với các biện pháp như giải quyết nạn đeo bám khách du lịch, Hà Nội cũng tiếp tục xây dựng chùm sản phẩm chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội và Năm Du lịch quốc gia như: Hành trình qua các kinh đô Việt cổ, du lịch võ thuật, du lịch nội đô, tour thăm các bảo tàng, du lịch cộng đồng, sinh thái, ẩm thực, làng nghề-phố nghề…/.
Mặc dù vậy theo vị khách này, "du lịch Hà Nội muốn thu hút khách quốc tế nhiều hơn, sẽ phải làm rất nhiều thứ."
Lời nói của ông Robert cũng chính là suy tư của các nhà làm du lịch Hà Nội, nhất là năm nay khi Hà Nội tổ chức Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội và Năm Du lịch quốc gia.
Du lịch Hà Nội đang đứng trước cơ hội “ngàn vàng” để khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn, có tầm cỡ của khu vực và thế giới. Tuy nhiên cơ hội ấy chưa thực sự được phát huy trong những tháng đầu năm nay.
Bước vào năm 2010, với hàng loạt sự kiện văn hóa, du lịch chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội và Năm Du lịch quốc gia du lịch Hà Nội được phê duyệt, ngành du lịch Hà Nội tràn đầy hưng phấn và kỳ vọng sẽ thu hút được lượng lớn khách quốc tế (khoảng 1,4 triệu lượt người).
Tuy vậy, đến hết tháng Ba, khách quốc tế vào Hà Nội chỉ đạt gần 260.000 lượt khách, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm trước và bằng 18,6% so với kế hoạch cả năm. Trong khi đó, lượng khách đến các điểm du lịch khác của Việt Nam lại tăng trưởng đáng kể.
Lý giải vấn đề này, ông Trương Minh Tiến, Phó giám đốc Sở Văn hóa ,Thể thao và Du lịch Hà Nội, cho rằng về phía khách quan, các khách sạn ở Hà Nội bắt đầu tăng giá khi thấy xu hướng khách du lịch tăng.
Giá cả sinh hoạt ở Hà Nội tăng dẫn đến việc các công ty du lịch phải điều chỉnh giá xe, hướng dẫn... khiến giá tour vào Hà Nội tăng cao.
Sự bất ổn chính trị và nạn khủng bố ở một số nơi như Thái Lan (là điểm trung chuyển, phân phối khách du lịch lớn trong khu vực) ít nhiều làm ảnh hưởng đến lượng khách quốc tế tới Hà Nội.
Về phía chủ quan, công tác xúc tiến du lịch còn nhiều hạn chế, ngành du lịch Hà Nội trong hai năm gần đây hầu như không xuất hiện tại các hội chợ du lịch lớn trên thế giới, nhiều sự kiện xúc tiến du lịch gần như không có.
Môi trường du lịch Hà Nội hiện nay còn những tồn tại tình trạng lừa đảo khách ở sân bay quốc tế Nội Bài, nạn chèo kéo khách gây nhiều bức xúc. Bên cạnh đó, vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn giao thông cũng chưa tốt...
Các nhà làm du lịch đang nỗ lực quảng bá du lịch ở cả thị trường trong nước và quốc tế, phối hợp cùng Tổng cục Du lịch tham gia các đợt phát động điểm đến, các hội chợ, hội thảo du lịch quốc tế.
Cùng với các biện pháp như giải quyết nạn đeo bám khách du lịch, Hà Nội cũng tiếp tục xây dựng chùm sản phẩm chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội và Năm Du lịch quốc gia như: Hành trình qua các kinh đô Việt cổ, du lịch võ thuật, du lịch nội đô, tour thăm các bảo tàng, du lịch cộng đồng, sinh thái, ẩm thực, làng nghề-phố nghề…/.
Đinh Thị Thuận (Vietnam+)