Litva và Tập đoàn Hitachi của Nhật Bản ngày 23/12 đã ký thoả thuận sơ bộ về việc xây dựng một nhà máy điện hạt nhân mới để thay thế cho một nhà máy đã bị đóng cửa hồi năm 2009 tại quốc gia ở khu vực Baltic này theo yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU).
Thủ tướng Litva Andrius Kubilius cho biết hai bên đã nhất trí về nội dung của thoả thuận chuyển nhượng cùng các điều khoản chính của thoả thuận này với hợp đồng chung cuộc dự kiến được thông qua vào năm 2012.
Hồi tháng 7 vừa qua, Litva đã mời Hitachi tham gia liên doanh với Tập đoàn General Electric khởi động các cuộc đàm phán về xây dựng một nhà máy mới, sau khi từ chối đề nghị của Công ty Westinghouse Electric của Tập đoàn Toshiba đặt trụ sở ở Mỹ.
Dự án này cũng bao gồm các nước khu vực Baltic khác là Latvia và Estonia sau khi Ba Lan quyết định ngừng tham gia dự án.
Nhà máy điện hạt nhân mới đặt tại Visaginas dự kiến hoà lưới điện chung vào năm 2020 với công suất 1.300 MW, có tổng vốn đầu tư lên tới 5 tỷ euro (6,7 tỷ USD).
Litva đã đóng cửa nhà máy điện hạt nhân duy nhất của mình từ thời Liên Xô ở gần Visaginas, miền Đông Bắc nước này, tháng 12/2009 để đáp ứng các điều kiện gia nhập EU cách đây 5 năm. Việc mất đi nguồn cung tới 70% điện năng toàn quốc buộc Litva phải tăng sản xuất điện với việc sử dụng khí đốt. Hiện Litva vẫn phải phụ thuộc vào Nga để đáp ứng toàn bộ nhu cầu khí đốt tự nhiên của mình./.
Thủ tướng Litva Andrius Kubilius cho biết hai bên đã nhất trí về nội dung của thoả thuận chuyển nhượng cùng các điều khoản chính của thoả thuận này với hợp đồng chung cuộc dự kiến được thông qua vào năm 2012.
Hồi tháng 7 vừa qua, Litva đã mời Hitachi tham gia liên doanh với Tập đoàn General Electric khởi động các cuộc đàm phán về xây dựng một nhà máy mới, sau khi từ chối đề nghị của Công ty Westinghouse Electric của Tập đoàn Toshiba đặt trụ sở ở Mỹ.
Dự án này cũng bao gồm các nước khu vực Baltic khác là Latvia và Estonia sau khi Ba Lan quyết định ngừng tham gia dự án.
Nhà máy điện hạt nhân mới đặt tại Visaginas dự kiến hoà lưới điện chung vào năm 2020 với công suất 1.300 MW, có tổng vốn đầu tư lên tới 5 tỷ euro (6,7 tỷ USD).
Litva đã đóng cửa nhà máy điện hạt nhân duy nhất của mình từ thời Liên Xô ở gần Visaginas, miền Đông Bắc nước này, tháng 12/2009 để đáp ứng các điều kiện gia nhập EU cách đây 5 năm. Việc mất đi nguồn cung tới 70% điện năng toàn quốc buộc Litva phải tăng sản xuất điện với việc sử dụng khí đốt. Hiện Litva vẫn phải phụ thuộc vào Nga để đáp ứng toàn bộ nhu cầu khí đốt tự nhiên của mình./.
(TTXVN/Vietnam+)