Hiện chưa vào cao điểm của mùa khô năm 2010, nhưng tại các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Trảng Bom, Vĩnh Cửu của tỉnh Đồng Nai nhiều hồ chứa, đập dâng đã gần cạn nước.
Một số cánh đồng lúa phải bỏ không, hàng ngàn hécta cây ăn trái đang khát nước. Nguy cơ người dân phải đối mặt với nắng hạn trong thời gian tới là khó tránh khỏi...
Để khắc phục tình trạng thiếu nước gây hạn vào cuối vụ Đông Xuân, công ty khai thác công trình thủy lợi Đồng Nai khuyến cáo các huyện thực hiện phương pháp tưới tiết kiệm, huy động các phương tiện máy bơm, bơm nước từ các giếng đào để lấy nước tưới cho các vùng trồng lúa, hoa màu trong những tháng còn lại của mùa khô và hạn chế lấy nước tưới tràn.
Riêng đối với các diện tích cây công nghiệp và cây ăn trái, Trạm khuyến nông các huyện tăng cường hướng dẫn các nhà vườn phương pháp sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm. Chi phí ban đầu khoảng 20 triệu đồng để lắp đặt hệ thống máy bơm, đường ống tưới nước cho 1 ha canh tác, nhưng chỉ sau 1 năm, năng suất cây trồng sẽ bù lại và hệ thống này sẽ sử dụng được khoảng 5 năm. Hiện toàn tỉnh Đồng Nai đã có khoảng 1.500 nhà vườn sử dụng hiệu quả phương pháp trên.
Hiện lượng nước trữ tại các hồ và sông suối trong tỉnh đang giảm nhanh. Nước ở 3 hồ lớn của tỉnh là Đa Tôn chỉ còn gần 14 triệu m3, hồ Sông Mây hơn 11 triệu m3 và Gia Ui hơn 8 triệu m3, giảm từ 2-3 triệu m3 so với đầu tháng 1/2009. Riêng hồ Suối Vọng ở huyện Cẩm Mỹ với dung tích đạt đỉnh 4 triệu m3 hiện đang rò rỉ nghiêm trọng, nhiều khả năng cạn kiệt trước cuối mùa khô...
Tại những vùng trồng cấy lấy nước từ hồ Bà Long, Thanh Niên (huyện Trảng Bom), hồ Mo Lang (huyện Vĩnh Cửu) và hồ Suối Vọng (huyện Xuân Lộc) có nhiều khả năng sẽ xảy ra hạn vào cuối vụ, vì năm nay mưa trái mùa ít và hiện mực nước ở các hồ này xuống thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2009. Tại huyện miền núi Xuân Lộc, toàn huyện chỉ có hơn 27% diện tích đất nông nghiệp có đủ nước tưới mùa khô, trong đó có cả giếng khoan, giếng đào của người dân.
Do không đủ nước nên vào vụ sản xuất này, toàn huyện giảm khoảng 100ha lúa. Trước đây, lượng nước về các hồ chứa, đập dâng tương đối dồi dào, nên tình hình sản xuất và đời sống của nông dân có nhiều thuận lợi. Thế nhưng, những năm gần đây, do biến đổi khí hậu nên nước từ thượng nguồn dẫn về giảm dần, đã khiến một vài công trình phát huy kém hiệu quả, trong đó, đập dâng Suối Khỉ ở xã Xuân Trường bị "tê liệt" hoàn toàn vì nhiều năm qua không đủ nước phục vụ./.
Một số cánh đồng lúa phải bỏ không, hàng ngàn hécta cây ăn trái đang khát nước. Nguy cơ người dân phải đối mặt với nắng hạn trong thời gian tới là khó tránh khỏi...
Để khắc phục tình trạng thiếu nước gây hạn vào cuối vụ Đông Xuân, công ty khai thác công trình thủy lợi Đồng Nai khuyến cáo các huyện thực hiện phương pháp tưới tiết kiệm, huy động các phương tiện máy bơm, bơm nước từ các giếng đào để lấy nước tưới cho các vùng trồng lúa, hoa màu trong những tháng còn lại của mùa khô và hạn chế lấy nước tưới tràn.
Riêng đối với các diện tích cây công nghiệp và cây ăn trái, Trạm khuyến nông các huyện tăng cường hướng dẫn các nhà vườn phương pháp sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm. Chi phí ban đầu khoảng 20 triệu đồng để lắp đặt hệ thống máy bơm, đường ống tưới nước cho 1 ha canh tác, nhưng chỉ sau 1 năm, năng suất cây trồng sẽ bù lại và hệ thống này sẽ sử dụng được khoảng 5 năm. Hiện toàn tỉnh Đồng Nai đã có khoảng 1.500 nhà vườn sử dụng hiệu quả phương pháp trên.
Hiện lượng nước trữ tại các hồ và sông suối trong tỉnh đang giảm nhanh. Nước ở 3 hồ lớn của tỉnh là Đa Tôn chỉ còn gần 14 triệu m3, hồ Sông Mây hơn 11 triệu m3 và Gia Ui hơn 8 triệu m3, giảm từ 2-3 triệu m3 so với đầu tháng 1/2009. Riêng hồ Suối Vọng ở huyện Cẩm Mỹ với dung tích đạt đỉnh 4 triệu m3 hiện đang rò rỉ nghiêm trọng, nhiều khả năng cạn kiệt trước cuối mùa khô...
Tại những vùng trồng cấy lấy nước từ hồ Bà Long, Thanh Niên (huyện Trảng Bom), hồ Mo Lang (huyện Vĩnh Cửu) và hồ Suối Vọng (huyện Xuân Lộc) có nhiều khả năng sẽ xảy ra hạn vào cuối vụ, vì năm nay mưa trái mùa ít và hiện mực nước ở các hồ này xuống thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2009. Tại huyện miền núi Xuân Lộc, toàn huyện chỉ có hơn 27% diện tích đất nông nghiệp có đủ nước tưới mùa khô, trong đó có cả giếng khoan, giếng đào của người dân.
Do không đủ nước nên vào vụ sản xuất này, toàn huyện giảm khoảng 100ha lúa. Trước đây, lượng nước về các hồ chứa, đập dâng tương đối dồi dào, nên tình hình sản xuất và đời sống của nông dân có nhiều thuận lợi. Thế nhưng, những năm gần đây, do biến đổi khí hậu nên nước từ thượng nguồn dẫn về giảm dần, đã khiến một vài công trình phát huy kém hiệu quả, trong đó, đập dâng Suối Khỉ ở xã Xuân Trường bị "tê liệt" hoàn toàn vì nhiều năm qua không đủ nước phục vụ./.
Minh Hưng (Vietnam+)