Ngày 10/11, trên cơ sở yêu cầu của Tổng thống Cộng hòa Benin Boni Yayi, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã phái một đoàn công tác đến đánh giá tình hình cướp biển tại Vịnh Guinea nhằm đưa ra những đề xuất cho Liên hợp quốc để hỗ trợ giải quyết vấn nạn này.
Đoàn chuyên gia của Liên hợp quốc đến làm việc tại Benin từ ngày 7-16/11, sau đó tiếp tục đến các nước Nigeria, Gabon và Angola cho tới ngày 24/11.
Các chuyên gia Liên hợp quốc sẽ gặp gỡ và làm việc với đại diện Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS), Cộng đồng kinh tế các quốc gia Trung Phi (ECCAS), Ủy ban Vịnh Guinea cũng như các quan chức chính phủ và đối tác có liên quan ở mỗi quốc gia.
Sau khi kết thúc quá trình khảo sát, đoàn sẽ báo cáo các đánh giá và đề xuất cho Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc xem xét.
Đoàn chuyên gia của Liên hợp quốc do các ông Sammy Kum Buo, Giám đốc Phòng châu Phi II thuộc Bộ phận các vấn đề chính trị của Liên hợp quốc (DPA) và ông Mariam Sissoko, đại diện Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) tại Nigeria là đồng trưởng đoàn và bao gồm đại diện của các cơ quan DPA, UNODC, Bộ phận Gìn giữ hòa bình (DPKO), Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO), Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Văn phòng Liên hợp quốc khu vực Trung Phi (UNOCA) và Văn phòng Liên hợp quốc khu vực Tây Phi (UNOWA).
Tháng trước, Tổng Thư ký Ban Ki-moon đã yêu cầu các quốc gia và tổ chức quốc tế khu vực Vịnh Guinea xây dựng một chiến lược toàn diện để đấu tranh với nạn cướp biển, tệ nạn đang cản trở sự phát triển kinh tế và làm suy yếu tình hình an ninh của khu vực này.
Hội đồng Bảo an cũng đã lên tiếng ủng hộ chiến lược này, đồng thời thông qua một nghị quyết hoan nghênh ý định của các nước trong khu vực về việc tổ chức một hội nghị để xem xét biện pháp đối phó toàn diện với nạn cướp biển./.
Đoàn chuyên gia của Liên hợp quốc đến làm việc tại Benin từ ngày 7-16/11, sau đó tiếp tục đến các nước Nigeria, Gabon và Angola cho tới ngày 24/11.
Các chuyên gia Liên hợp quốc sẽ gặp gỡ và làm việc với đại diện Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS), Cộng đồng kinh tế các quốc gia Trung Phi (ECCAS), Ủy ban Vịnh Guinea cũng như các quan chức chính phủ và đối tác có liên quan ở mỗi quốc gia.
Sau khi kết thúc quá trình khảo sát, đoàn sẽ báo cáo các đánh giá và đề xuất cho Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc xem xét.
Đoàn chuyên gia của Liên hợp quốc do các ông Sammy Kum Buo, Giám đốc Phòng châu Phi II thuộc Bộ phận các vấn đề chính trị của Liên hợp quốc (DPA) và ông Mariam Sissoko, đại diện Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) tại Nigeria là đồng trưởng đoàn và bao gồm đại diện của các cơ quan DPA, UNODC, Bộ phận Gìn giữ hòa bình (DPKO), Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO), Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Văn phòng Liên hợp quốc khu vực Trung Phi (UNOCA) và Văn phòng Liên hợp quốc khu vực Tây Phi (UNOWA).
Tháng trước, Tổng Thư ký Ban Ki-moon đã yêu cầu các quốc gia và tổ chức quốc tế khu vực Vịnh Guinea xây dựng một chiến lược toàn diện để đấu tranh với nạn cướp biển, tệ nạn đang cản trở sự phát triển kinh tế và làm suy yếu tình hình an ninh của khu vực này.
Hội đồng Bảo an cũng đã lên tiếng ủng hộ chiến lược này, đồng thời thông qua một nghị quyết hoan nghênh ý định của các nước trong khu vực về việc tổ chức một hội nghị để xem xét biện pháp đối phó toàn diện với nạn cướp biển./.
(TTXVN/Vietnam+)