Dự án “Hỗ trợ cải thiện tình trạng Dinh dưỡng và nước sạch thông qua tăng cường năng lực chính quyền địa phương ở một số huyện nông thôn Việt Nam” được triển khai thí điểm tại 11 xã thuộc huyện Từ Liêm và huyện Thanh Trì, từ năm 2010 đến 2013.
Dự án trên được Viện Dinh dưỡng Quốc gia thông qua Viện Khoa học đời sống Nhật Bản - Trung tâm tăng cường sức khỏe (ILSI Japan-CHP) triển khai, với sự tài trợ của hơn 80 công ty và các cá nhân tại Nhật Bản.
Dự án tập trung vào hai chương trình kỹ thuật và truyền thông; trong đó, chương trình kỹ thuật huy động cộng đồng cùng tham gia cải tạo trạm cấp nước sẵn có của các điểm dự án theo nhu cầu ưu tiên của địa phương về chất lượng hay số lượng nước cung cấp; hỗ trợ kỹ thuật vận hành xử lý nước và quản lý nước sạch tại địa phương để duy trì bền vững việc cung cấp nước sạch.
Chương trình truyền thông được thực hiện bằng nhiều hình thức như truyền thanh, tờ tin, tranh lật, hội thảo... với các thông điệp dễ hiểu về an toàn thực phẩm, nước sạch và dinh dưỡng để người dân hiểu rõ lợi ích của việc duy trì trạm cấp nước sạch của thôn, xã và tích cực tham gia vào việc duy tu bảo dưỡng hệ thống cấp nước sạch cũng như các hoạt động vệ sinh và dinh dưỡng tại gia đình và cộng đồng.
Sau 5 tháng hoạt động, dự án đã cung cấp trang thiết bị cho các trạm cấp nước, giúp cho 9/11 xã của huyện Từ Liêm và Thanh Trì tháo gỡ khó khăn và lên được kế hoạch cải tạo trạm cấp nước bằng chính nguồn lực của địa phương.
Các chuyên gia của Nhật Bản đã trực tiếp tập huấn kỹ thuật cho các thành viên nhóm hỗ trợ như sử dụng test nhanh đánh giá chất lượng nước tại các trạm cấp nước…
Qua các hoạt động của dự án đã nâng cao nhận thức và thái độ về dinh dưỡng, vệ sinh thực phẩm, nước sạch và an toàn trong các hộ gia đình ở cộng đồng; hướng tới thực hiện mục tiêu tối ưu hóa và duy trì bền vững quy trình xử lý nước dùng cho ăn uống đạt tiêu chuẩn Việt Nam (Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch, 2005 của Bộ Y tế) cung cấp tới hộ gia đình, đồng thời thiết lập nên một hệ thống quản lý hiệu quả có thể duy trì bền vững việc cung cấp nước sạch cho nhân dân, thông qua sự tham gia của cộng đồng.
Kết quả bước đầu của dự án sẽ là tiền đề tốt để Hà Nội mở rộng mô hình này cho các huyện phía Tây Hà Nội như Thạch Thất, Chương Mỹ, Sơn Tây… những nơi còn chủ yếu sử dụng nguồn nước giếng khơi, giếng khoan và có hàm lượng Asen cao so với quy định, ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân./.
Dự án trên được Viện Dinh dưỡng Quốc gia thông qua Viện Khoa học đời sống Nhật Bản - Trung tâm tăng cường sức khỏe (ILSI Japan-CHP) triển khai, với sự tài trợ của hơn 80 công ty và các cá nhân tại Nhật Bản.
Dự án tập trung vào hai chương trình kỹ thuật và truyền thông; trong đó, chương trình kỹ thuật huy động cộng đồng cùng tham gia cải tạo trạm cấp nước sẵn có của các điểm dự án theo nhu cầu ưu tiên của địa phương về chất lượng hay số lượng nước cung cấp; hỗ trợ kỹ thuật vận hành xử lý nước và quản lý nước sạch tại địa phương để duy trì bền vững việc cung cấp nước sạch.
Chương trình truyền thông được thực hiện bằng nhiều hình thức như truyền thanh, tờ tin, tranh lật, hội thảo... với các thông điệp dễ hiểu về an toàn thực phẩm, nước sạch và dinh dưỡng để người dân hiểu rõ lợi ích của việc duy trì trạm cấp nước sạch của thôn, xã và tích cực tham gia vào việc duy tu bảo dưỡng hệ thống cấp nước sạch cũng như các hoạt động vệ sinh và dinh dưỡng tại gia đình và cộng đồng.
Sau 5 tháng hoạt động, dự án đã cung cấp trang thiết bị cho các trạm cấp nước, giúp cho 9/11 xã của huyện Từ Liêm và Thanh Trì tháo gỡ khó khăn và lên được kế hoạch cải tạo trạm cấp nước bằng chính nguồn lực của địa phương.
Các chuyên gia của Nhật Bản đã trực tiếp tập huấn kỹ thuật cho các thành viên nhóm hỗ trợ như sử dụng test nhanh đánh giá chất lượng nước tại các trạm cấp nước…
Qua các hoạt động của dự án đã nâng cao nhận thức và thái độ về dinh dưỡng, vệ sinh thực phẩm, nước sạch và an toàn trong các hộ gia đình ở cộng đồng; hướng tới thực hiện mục tiêu tối ưu hóa và duy trì bền vững quy trình xử lý nước dùng cho ăn uống đạt tiêu chuẩn Việt Nam (Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch, 2005 của Bộ Y tế) cung cấp tới hộ gia đình, đồng thời thiết lập nên một hệ thống quản lý hiệu quả có thể duy trì bền vững việc cung cấp nước sạch cho nhân dân, thông qua sự tham gia của cộng đồng.
Kết quả bước đầu của dự án sẽ là tiền đề tốt để Hà Nội mở rộng mô hình này cho các huyện phía Tây Hà Nội như Thạch Thất, Chương Mỹ, Sơn Tây… những nơi còn chủ yếu sử dụng nguồn nước giếng khơi, giếng khoan và có hàm lượng Asen cao so với quy định, ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân./.
Tuyết Mai (TTXVN/Vietnam+)