Những ngày này, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đang huy động lực lượng, phương tiện đẩy nhanh tiến độ thi công các điểm tái định cư, giúp dân vùng lòng hồ thủy điện Đăk Đrinh dời nhà, lắp nhà...
Huyện phấn đấu đến cuối tháng Bảy sẽ hoàn tất việc di dời nhà dân ở vùng lòng hồ thủy điện Đăk Đrinh vào khu tái định cư.
Huyện đã huy động 15 nhà thầu với gần 450 công nhân gấp rút thi công xây dựng nhà ở, công trình cấp nước sinh hoạt, điện và các công trình phụ trợ khác để phục vụ công tác tái định cư. Hiện nay, ngoài lực lượng tại chỗ, huyện cũng đã huy động lực lượng tăng cường của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Sư đoàn 10, thanh niên tình nguyện với quân số gần 500 người giúp các hộ dân di dời tái định cư.
Đến nay, lực lượng huy động đã giúp 73 hộ dân tháo dỡ nhà cũ lên dựng lại tại khu ở mới để ở tạm trong thời gian chờ nhà mới hoàn thiện. Huyện Kon Plông cũng đã chuẩn bị 30 tấn gạo, 200 lít dầu ăn và nước mắm, 200kg cá khô... cho dân khi tái định cư về nơi ở mới.
Tuy nhiên, liên tiếp trong cả tuần qua, việc di dời 217 hộ dân ở xã Đăk Nên, huyện Kon Plông - vùng ngập Thủy điện Đăk Đrinh gặp rất nhiều khó khăn. Trời mưa liên tục vào buổi trưa và chiều khiến việc di dời nhà, lắp nhà cho dân không được thuận lợi. Mưa nhiều làm nhiều đường trong khu vực trơn trợt, tuyến đường tránh ngập thi công dang dở nên các xe vận chuyển, di dời nhà cho dân về khu tái định cư gặp nhiều khó khăn.
Trước thực tế trên, ông Hà Ban, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Kon Tum đã đến kiểm tra công việc trên. Tại đây, ông Hà Ban đã lưu ý huyện Kon Plông và các lực lượng cố gắng khắc phục khó khăn, chuẩn bị tốt lực lượng, phương tiện tại chỗ để sẵn sàng ứng cứu khi xảy ra lũ bão; huyện Kon Plông không được phép chủ quan trong việc di dời.
Trong quá trình di dời tái định cư, huyện phải phối hợp tốt với chủ đầu tư (Công ty cổ phần thủy điện Đăk Đrinh) để vận động, thuyết phục nhân dân hiểu, tự nguyện di dời (hiện có 31 hộ dân ở thôn Đăk Tiêu không chịu di dời).
Trong quá trình di dời, huyện phải bảo đảm được an ninh trật tự trên địa bàn; chuẩn bị đầy đủ các nhu yếu phẩm như lương thực, thực phẩm. Tại nơi tái định cư mới phải đảm bảo đáp ứng các nhu cầu về điện, nước sinh hoạt.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy Kon Tum đã đến thăm, tặng quà, động viên lực lượng bộ đội, sinh viên, đoàn viên tham gia giúp dân di dời khỏi vùng ngập lòng hồ Thủy điện Đăk Đrinh và tặng quà các hộ dân đầu tiên tái định cư khu ở mới./.
Huyện phấn đấu đến cuối tháng Bảy sẽ hoàn tất việc di dời nhà dân ở vùng lòng hồ thủy điện Đăk Đrinh vào khu tái định cư.
Huyện đã huy động 15 nhà thầu với gần 450 công nhân gấp rút thi công xây dựng nhà ở, công trình cấp nước sinh hoạt, điện và các công trình phụ trợ khác để phục vụ công tác tái định cư. Hiện nay, ngoài lực lượng tại chỗ, huyện cũng đã huy động lực lượng tăng cường của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Sư đoàn 10, thanh niên tình nguyện với quân số gần 500 người giúp các hộ dân di dời tái định cư.
Đến nay, lực lượng huy động đã giúp 73 hộ dân tháo dỡ nhà cũ lên dựng lại tại khu ở mới để ở tạm trong thời gian chờ nhà mới hoàn thiện. Huyện Kon Plông cũng đã chuẩn bị 30 tấn gạo, 200 lít dầu ăn và nước mắm, 200kg cá khô... cho dân khi tái định cư về nơi ở mới.
Tuy nhiên, liên tiếp trong cả tuần qua, việc di dời 217 hộ dân ở xã Đăk Nên, huyện Kon Plông - vùng ngập Thủy điện Đăk Đrinh gặp rất nhiều khó khăn. Trời mưa liên tục vào buổi trưa và chiều khiến việc di dời nhà, lắp nhà cho dân không được thuận lợi. Mưa nhiều làm nhiều đường trong khu vực trơn trợt, tuyến đường tránh ngập thi công dang dở nên các xe vận chuyển, di dời nhà cho dân về khu tái định cư gặp nhiều khó khăn.
Trước thực tế trên, ông Hà Ban, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Kon Tum đã đến kiểm tra công việc trên. Tại đây, ông Hà Ban đã lưu ý huyện Kon Plông và các lực lượng cố gắng khắc phục khó khăn, chuẩn bị tốt lực lượng, phương tiện tại chỗ để sẵn sàng ứng cứu khi xảy ra lũ bão; huyện Kon Plông không được phép chủ quan trong việc di dời.
Trong quá trình di dời tái định cư, huyện phải phối hợp tốt với chủ đầu tư (Công ty cổ phần thủy điện Đăk Đrinh) để vận động, thuyết phục nhân dân hiểu, tự nguyện di dời (hiện có 31 hộ dân ở thôn Đăk Tiêu không chịu di dời).
Trong quá trình di dời, huyện phải bảo đảm được an ninh trật tự trên địa bàn; chuẩn bị đầy đủ các nhu yếu phẩm như lương thực, thực phẩm. Tại nơi tái định cư mới phải đảm bảo đáp ứng các nhu cầu về điện, nước sinh hoạt.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy Kon Tum đã đến thăm, tặng quà, động viên lực lượng bộ đội, sinh viên, đoàn viên tham gia giúp dân di dời khỏi vùng ngập lòng hồ Thủy điện Đăk Đrinh và tặng quà các hộ dân đầu tiên tái định cư khu ở mới./.
Cao Nguyên (TTXVN)