Hội nghị cấp cao ASEAN 20 sẽ diễn ra tại Phnom Penh, Campuchia từ 3-4/4. Đây là Hội nghị thường kỳ của các nhà lãnh đạo ASEAN và là Hội nghị Cấp cao đầu tiên trong năm Chủ tịch ASEAN 2012 của Campuchia.
Nhận lời mời của Samdech Hun Sen, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị lần này. Trước thềm Hội nghị Cấp cao sẽ diễn ra các cuộc họp trù bị cấp SOM và Bộ trưởng của 3 kênh Chính trị - An ninh, kinh tế và văn hóa xã hội.
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 20 diễn ra trong bối cảnh ASEAN đang tiếp tục nỗ lực đẩy nhanh triển khai lộ trình xây dựng Cộng đồng và Kết nối ASEAN, tăng cường quan hệ với các đối tác; đồng thời chủ động định hướng và thúc đẩy xây dựng một cấu trúc khu vực phù hợp với lợi ích các nước và đặc thù khu vực, trong đó, ASEAN giữ vai trò trung tâm.
Với chủ đề “ASEAN: một cộng đồng, một vận mệnh,” Hội nghị lần này sẽ tập trung bàn về đẩy mạnh hợp tác, xây dựng Cộng đồng ASEAN, tăng cường liên kết và kết nối, hợp tác giữa ASEAN với các đối tác cũng như trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
ASEAN tiếp tục chính sách đối ngoại “rộng mở”, tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với các đối tác thông qua các khuôn khổ ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ARF, qua đó, tạo điều kiện cho các Đối tác tham gia tích cực và đóng góp xây dựng vào các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như hỗ trợ các trọng tâm và ưu tiên của ASEAN. Các đối tác tiếp tục coi trọng và thúc đẩy hợp tác với ASEAN, khẳng định ủng hộ và hỗ trợ tiến trình xây dựng cộng đồng của ASEAN cũng như vai trò trung tâm của ASEAN trong các cơ chế và khuôn khổ hợp tác khu vực.
Trong năm 2011, ASEAN đã nâng quan hệ với Liên hợp quốc lên đối tác toàn diện, cùng Trung Quốc kỷ niệm 20 năm quan hệ ở tầm đối tác chiến lược; cùng Mỹ trao đổi nội hàm của quan hệ ở tầm đối tác chiến lược; cùng Ấn Độ chuẩn bị kỷ niệm 20 năm quan hệ đối thoại vào năm 2012 và thảo luận nâng quan hệ lên tầm đối tác chiến lược. Tiến trình ASEAN + 3 tiếp tục phát triển năng động, hướng tới mục tiêu lâu dài là xây dựng cộng đồng Đông Á; các diễn đàm EAS, ARF cũng tiếp tục đạt được những bước tiến đáng kể.
ASEAN tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo ở khu vực, nhất là trong việc định hướng xây dựng cấu trúc hợp tác khu vực phù hợp với lợi ích của các nước và đặc thù của khu vực. Theo đó, ASEAN củng cố lập trường chung về một cấu trúc khu vực đa tầng, nấc, trên cơ sở các diễn đàn khu vực hiện có, như: ASEAN+1, ASEAN+3, ARF, ADMM+ và EAS, đan xen, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau, trong đó, ASEAN giữ vai trò chủ đạo. ASEAN cũng chủ độngphát huy vai trò trong định hình liên kết kinh tế khu vực thông qua xây dựng Khuôn khổ ASEAN về Đối tác kinh tế khu vực toàn diện; cùng các nước thảo luận về mối quna hệ và tương tác giữa EAS, ARF và ADMM+ nhằm bảo đảm tính bổ sung và hỗ trợ giữa các khuôn khổ này trong cấu trúc khu vực.
Trong tiến trình này, ASEAN cũng gặp nhiều thách thức: cùng với việc điều chỉnh chính sách, tăng cường can dự, các nước tiếp tục gây sức ép đối với ASEAN trong một số vấn đề nhằm thúc đẩy các nghị sự và lợi ích riêng ở khu vực, kể cả đòi hỏi có tiếng nói quyết định hơn tại một số diễn đàn, đặt ra những thách thức không nhỏ đối với ASEAN trong duy trì và và phát huy vai trò trung tâm tại khu vực cũng như cân bằng quan hệ giữa các nước lớn.
Tại Hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ trao đổi về các vấn đề trên và sẽ ra các quyết nghị cần thiết để bảo đảm vai trò trung tâm đó của ASEAN trong thời gian tới.
Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị lần này nhằm tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được trong năm 2010 và 2011, thúc đẩy xây dựng một ASEAN vững mạnh, đoàn kết và liên kết chặt chẽ, có vai trò quan trọng ở khu vực, qua đó, tăng cường hơn nữa môi trường hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác phát triển ở khu vực; tranh thủ các diễn đàn của ASEAN phục vụ mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước, tích cực đóng góp trên những vấn đề thuộc quan tâm chung của ASEAN và Việt Nam có lợi ích, góp phần nâng cao vai trò, và vị thế quốc tế của Việt Nam cũng như thúc đẩy quan hệ song phương giữa Việt Nam với các đối tác quan trọng.
Theo dự kiến, lãnh đạo các nước ASEAN sẽ thông qua Tuyên bố Phnom Penh “ASEAN: một Cộng đồng, một Vận mệnh,” Tuyên bố về ASEAN không có ma túy vào năm 2015; Tuyên bố Chủ tịch ASEAN về kỷ niệm 45 năm thành lập ASEAN và về kết quả Hội nghị Cấp cao ASEAN 20 theo thông lệ./.
Nhận lời mời của Samdech Hun Sen, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị lần này. Trước thềm Hội nghị Cấp cao sẽ diễn ra các cuộc họp trù bị cấp SOM và Bộ trưởng của 3 kênh Chính trị - An ninh, kinh tế và văn hóa xã hội.
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 20 diễn ra trong bối cảnh ASEAN đang tiếp tục nỗ lực đẩy nhanh triển khai lộ trình xây dựng Cộng đồng và Kết nối ASEAN, tăng cường quan hệ với các đối tác; đồng thời chủ động định hướng và thúc đẩy xây dựng một cấu trúc khu vực phù hợp với lợi ích các nước và đặc thù khu vực, trong đó, ASEAN giữ vai trò trung tâm.
Với chủ đề “ASEAN: một cộng đồng, một vận mệnh,” Hội nghị lần này sẽ tập trung bàn về đẩy mạnh hợp tác, xây dựng Cộng đồng ASEAN, tăng cường liên kết và kết nối, hợp tác giữa ASEAN với các đối tác cũng như trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
ASEAN tiếp tục chính sách đối ngoại “rộng mở”, tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với các đối tác thông qua các khuôn khổ ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ARF, qua đó, tạo điều kiện cho các Đối tác tham gia tích cực và đóng góp xây dựng vào các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như hỗ trợ các trọng tâm và ưu tiên của ASEAN. Các đối tác tiếp tục coi trọng và thúc đẩy hợp tác với ASEAN, khẳng định ủng hộ và hỗ trợ tiến trình xây dựng cộng đồng của ASEAN cũng như vai trò trung tâm của ASEAN trong các cơ chế và khuôn khổ hợp tác khu vực.
Trong năm 2011, ASEAN đã nâng quan hệ với Liên hợp quốc lên đối tác toàn diện, cùng Trung Quốc kỷ niệm 20 năm quan hệ ở tầm đối tác chiến lược; cùng Mỹ trao đổi nội hàm của quan hệ ở tầm đối tác chiến lược; cùng Ấn Độ chuẩn bị kỷ niệm 20 năm quan hệ đối thoại vào năm 2012 và thảo luận nâng quan hệ lên tầm đối tác chiến lược. Tiến trình ASEAN + 3 tiếp tục phát triển năng động, hướng tới mục tiêu lâu dài là xây dựng cộng đồng Đông Á; các diễn đàm EAS, ARF cũng tiếp tục đạt được những bước tiến đáng kể.
ASEAN tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo ở khu vực, nhất là trong việc định hướng xây dựng cấu trúc hợp tác khu vực phù hợp với lợi ích của các nước và đặc thù của khu vực. Theo đó, ASEAN củng cố lập trường chung về một cấu trúc khu vực đa tầng, nấc, trên cơ sở các diễn đàn khu vực hiện có, như: ASEAN+1, ASEAN+3, ARF, ADMM+ và EAS, đan xen, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau, trong đó, ASEAN giữ vai trò chủ đạo. ASEAN cũng chủ độngphát huy vai trò trong định hình liên kết kinh tế khu vực thông qua xây dựng Khuôn khổ ASEAN về Đối tác kinh tế khu vực toàn diện; cùng các nước thảo luận về mối quna hệ và tương tác giữa EAS, ARF và ADMM+ nhằm bảo đảm tính bổ sung và hỗ trợ giữa các khuôn khổ này trong cấu trúc khu vực.
Trong tiến trình này, ASEAN cũng gặp nhiều thách thức: cùng với việc điều chỉnh chính sách, tăng cường can dự, các nước tiếp tục gây sức ép đối với ASEAN trong một số vấn đề nhằm thúc đẩy các nghị sự và lợi ích riêng ở khu vực, kể cả đòi hỏi có tiếng nói quyết định hơn tại một số diễn đàn, đặt ra những thách thức không nhỏ đối với ASEAN trong duy trì và và phát huy vai trò trung tâm tại khu vực cũng như cân bằng quan hệ giữa các nước lớn.
Tại Hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ trao đổi về các vấn đề trên và sẽ ra các quyết nghị cần thiết để bảo đảm vai trò trung tâm đó của ASEAN trong thời gian tới.
Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị lần này nhằm tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được trong năm 2010 và 2011, thúc đẩy xây dựng một ASEAN vững mạnh, đoàn kết và liên kết chặt chẽ, có vai trò quan trọng ở khu vực, qua đó, tăng cường hơn nữa môi trường hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác phát triển ở khu vực; tranh thủ các diễn đàn của ASEAN phục vụ mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước, tích cực đóng góp trên những vấn đề thuộc quan tâm chung của ASEAN và Việt Nam có lợi ích, góp phần nâng cao vai trò, và vị thế quốc tế của Việt Nam cũng như thúc đẩy quan hệ song phương giữa Việt Nam với các đối tác quan trọng.
Theo dự kiến, lãnh đạo các nước ASEAN sẽ thông qua Tuyên bố Phnom Penh “ASEAN: một Cộng đồng, một Vận mệnh,” Tuyên bố về ASEAN không có ma túy vào năm 2015; Tuyên bố Chủ tịch ASEAN về kỷ niệm 45 năm thành lập ASEAN và về kết quả Hội nghị Cấp cao ASEAN 20 theo thông lệ./.
Đỗ Quyên (TTXVN)