Ngày 9/9, hội nghị quốc tế “Mekong-Nhật Bản về Hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC) và Hành lang kinh tế phía Nam (SEC): Hoàn tất kết nối, kiến tạo hưng thịnh kinh tế” đã khai mạc tại thủ đô Bangkok, Thái Lan.
Tại hội nghị, năm nước có hành lang kinh tế đi qua gồm Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và quốc gia hỗ trợ vốn Nhật Bản đã bàn thảo việc kết nối nhanh những cung đoạn còn đứt quãng trên hai tuyến hành lang cũng như những khó khăn trong quá trình khai thác hai tuyến hành lanh kinh tế này.
Hội nghị cũng thảo luận các bài học và cơ hội, phương hướng kết nối toàn tuyến nhằm đạt mục tiêu khai thác hiệu quả hai tuyến hành lang kinh tế phục vụ cho mục tiêu phát triển chung của khu vực.
Ngoài đại diện sáu nước kể trên, tham dự hội nghị còn có các chuyên gia từ các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), cơ quan Liên hợp quốc tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Ủy ban sông Mekong, các viện và cơ quan nghiên cứu khác.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan, ông Kasit Piromya, nêu rõ “Hành lang kinh tế Đông-Tây và Hành lang kinh tế phía Nam là những sáng kiến chủ yếu của Tiểu vùng Mekong từ những năm 1998.
Một thập niên sau đó, tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây hầu như đã hoàn tất về mặt cơ sở vật chất, đó là phần cứng của tuyến đường.” Ông Kasit Piromya khẳng định Thái Lan sẽ đóng vai trò điều phối tốt trong những dự án liên quan.
Trong khi đó, ông Osamu Fujimura, Quốc vụ khanh phụ trách đối ngoại của Nhật Bản cho rằng để phát huy tối đa tính hiệu quả của hai hành lang kinh tế trên, cần phải thiết lập các dịch vụ hải quan hữu hiệu, sự tương thích hài hòa về luật lệ và tiêu chuẩn.
Ngoài ra cũng cần phải tăng cường đầu tư, thương mại và phát triển công nghiệp. Đây là những lĩnh vực được xem là "phần mềm" của hai tuyến hành lang kinh tế.
Ông Osamu cho biết Nhật Bản tiếp tục cam kết hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật cho hai tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây và tuyến hành lang phía Nam.
Đại diện của Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar phát biểu hoan nghênh hội nghị, đánh giá cao tầm quan trọng của hai tuyến hành lang kinh tế, và bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ các bên liên quan./.
Tại hội nghị, năm nước có hành lang kinh tế đi qua gồm Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và quốc gia hỗ trợ vốn Nhật Bản đã bàn thảo việc kết nối nhanh những cung đoạn còn đứt quãng trên hai tuyến hành lang cũng như những khó khăn trong quá trình khai thác hai tuyến hành lanh kinh tế này.
Hội nghị cũng thảo luận các bài học và cơ hội, phương hướng kết nối toàn tuyến nhằm đạt mục tiêu khai thác hiệu quả hai tuyến hành lang kinh tế phục vụ cho mục tiêu phát triển chung của khu vực.
Ngoài đại diện sáu nước kể trên, tham dự hội nghị còn có các chuyên gia từ các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), cơ quan Liên hợp quốc tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Ủy ban sông Mekong, các viện và cơ quan nghiên cứu khác.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan, ông Kasit Piromya, nêu rõ “Hành lang kinh tế Đông-Tây và Hành lang kinh tế phía Nam là những sáng kiến chủ yếu của Tiểu vùng Mekong từ những năm 1998.
Một thập niên sau đó, tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây hầu như đã hoàn tất về mặt cơ sở vật chất, đó là phần cứng của tuyến đường.” Ông Kasit Piromya khẳng định Thái Lan sẽ đóng vai trò điều phối tốt trong những dự án liên quan.
Trong khi đó, ông Osamu Fujimura, Quốc vụ khanh phụ trách đối ngoại của Nhật Bản cho rằng để phát huy tối đa tính hiệu quả của hai hành lang kinh tế trên, cần phải thiết lập các dịch vụ hải quan hữu hiệu, sự tương thích hài hòa về luật lệ và tiêu chuẩn.
Ngoài ra cũng cần phải tăng cường đầu tư, thương mại và phát triển công nghiệp. Đây là những lĩnh vực được xem là "phần mềm" của hai tuyến hành lang kinh tế.
Ông Osamu cho biết Nhật Bản tiếp tục cam kết hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật cho hai tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây và tuyến hành lang phía Nam.
Đại diện của Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar phát biểu hoan nghênh hội nghị, đánh giá cao tầm quan trọng của hai tuyến hành lang kinh tế, và bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ các bên liên quan./.
(TTXVN/Vietnam+)