Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) và Nga tham dự Hội nghị Thượng đỉnh song phương trong hai ngày 9 và 10/6 tại Nizhny Novgorod (Nga) để tìm cách vượt qua tranh cãi về lệnh cấm nhập rau quả từ EU, lệnh cấm làm dấy lên bất đồng mới trong thương mại giữa hai bên.
Ngày 2/6, Nga, thị trường lớn nhất cho rau quả EU, đã áp đặt lệnh cấm nhập khẩu mặt hàng này do lo ngại chủng vi khuẩn đường ruột E.coli gây nguy hiểm đến tính mạng người tiêu dùng sau khi ít nhất 27 người tử vong và hơn 2.800 người khác bị nhiễm.
Những người chỉ trích đã cáo buộc Nga sử dụng các lệnh cấm nhập khẩu như là công cụ để theo đuổi các mục tiêu chính trị. Lệnh cấm được đưa ra sau khi lời kêu gọi xóa bỏ thị thực trong EU của Nga chỉ nhận được sự "im lặng."
Thêm vào đó, nỗ lực đạt được một hiệp ước hợp tác mới thay thế hiệp ước từ năm 1997 chưa có tiến triển.
Ông Sergei Prikhodko, cố vấn đối ngoại hàng đầu của Tổng thống D.Medvedev cho rằng EU chưa sẵn sàng cho một quyết định chính trị để xóa bỏ thị thực với Nga, nhưng đã có những bước đi để nới lỏng hạn chế về thị thực.
Việc Nga vẫn là nền kinh tế lớn nhất đứng ngoài Tổ chức Thương mại Thế giới sau 18 năm theo đuổi cũng là chủ đề "nóng" tại Hội nghị.
Thủ tướng Vladimir Putin nói rằng Nga "phớt lờ" các quy định của WTO cho tới khi gia nhập tổ chức này và hy vọng các nước EU không coi lệnh cấm nhập khẩu rau quả là đi ngược lại tinh thần của WTO.
Các nhà lãnh đạo Nga và EU cũng sẽ thảo luận chương trình Đối tác cho hiện đại hóa - sáng kiến được khởi xướng năm ngoái nhằm thắt chặt quan hệ hợp tác kinh tế trong các lĩnh vực như sử dụng hiệu quả năng lượng và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chủ tịch EC, Jose Manuel Barroso, khẳng định Hội nghị có thể tài trợ một phần cho chương trình trị giá 2,9 tỷ USD này.
Ngoài ra, một số ngân hàng khác của Nga và EU, trong đó có Ngân hàng Nga VEB, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu, Ngân hàng Đầu tư châu Âu sẽ là đồng tài trợ. Hồi đầu năm VEB và EBRD đã cam kết mỗi ngân hàng sẽ hỗ trợ 500 triệu USD./.
Ngày 2/6, Nga, thị trường lớn nhất cho rau quả EU, đã áp đặt lệnh cấm nhập khẩu mặt hàng này do lo ngại chủng vi khuẩn đường ruột E.coli gây nguy hiểm đến tính mạng người tiêu dùng sau khi ít nhất 27 người tử vong và hơn 2.800 người khác bị nhiễm.
Những người chỉ trích đã cáo buộc Nga sử dụng các lệnh cấm nhập khẩu như là công cụ để theo đuổi các mục tiêu chính trị. Lệnh cấm được đưa ra sau khi lời kêu gọi xóa bỏ thị thực trong EU của Nga chỉ nhận được sự "im lặng."
Thêm vào đó, nỗ lực đạt được một hiệp ước hợp tác mới thay thế hiệp ước từ năm 1997 chưa có tiến triển.
Ông Sergei Prikhodko, cố vấn đối ngoại hàng đầu của Tổng thống D.Medvedev cho rằng EU chưa sẵn sàng cho một quyết định chính trị để xóa bỏ thị thực với Nga, nhưng đã có những bước đi để nới lỏng hạn chế về thị thực.
Việc Nga vẫn là nền kinh tế lớn nhất đứng ngoài Tổ chức Thương mại Thế giới sau 18 năm theo đuổi cũng là chủ đề "nóng" tại Hội nghị.
Thủ tướng Vladimir Putin nói rằng Nga "phớt lờ" các quy định của WTO cho tới khi gia nhập tổ chức này và hy vọng các nước EU không coi lệnh cấm nhập khẩu rau quả là đi ngược lại tinh thần của WTO.
Các nhà lãnh đạo Nga và EU cũng sẽ thảo luận chương trình Đối tác cho hiện đại hóa - sáng kiến được khởi xướng năm ngoái nhằm thắt chặt quan hệ hợp tác kinh tế trong các lĩnh vực như sử dụng hiệu quả năng lượng và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chủ tịch EC, Jose Manuel Barroso, khẳng định Hội nghị có thể tài trợ một phần cho chương trình trị giá 2,9 tỷ USD này.
Ngoài ra, một số ngân hàng khác của Nga và EU, trong đó có Ngân hàng Nga VEB, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu, Ngân hàng Đầu tư châu Âu sẽ là đồng tài trợ. Hồi đầu năm VEB và EBRD đã cam kết mỗi ngân hàng sẽ hỗ trợ 500 triệu USD./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)