Hội nghị quốc tế cấp cao về hợp tác nguồn nước

Hội nghị Quốc tế cấp cao về hợp tác nguồn nước tổ chức tại Tajikistan nhằm hỗ trợ cải thiện sự hợp tác về nguồn nước giữa các quốc gia.
Hội nghị Quốctế cấp cao về hợp tác nguồn nước với sự tài trợ của Liên hợp quốc được khai mạcngày 20/8 tại thủ đô Dushanbe của Tajikistan.

Hội nghị năm nay thu hút sự tham dự của các phái đoàn đến từ hơn 100 nước trênthế giới, các đại diện của Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải(SCO), Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO), Chủ tịch kiêm Thư ký chấp hànhcủa Ban chấp hành Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) Sergey Lebedev, cùng lãnhđạo một loạt tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Ávà đại diện các định chế tài chính khác.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Tajikistan A. Atoyev, mục đích chính của hộinghị năm nay là hỗ trợ cải thiện sự hợp tác về nguồn nước giữa các nước thôngqua truyền bá kinh nghiệm tối ưu, phổ biến và chuyển giao các công nghệ an toànvề sinh thái, bảo đảm sự tham gia của tất cả các bên hữu quan, khuyến khích cácnhà lãnh đạo thúc đẩy hợp tác nguồn nước ở tất cả các cấp nhằm đạt được nhữngmục tiêu về nguồn nước ở cấp quốc tế.

Tại hội nghị diễn ra hai ngày này, các đại biểu tập trung thảo luận và đưa racác biện pháp mới nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, cũng nhưnhững khuyến nghị hành động tiếp theo sau năm 2015, bao gồm sự hỗ trợ trong việcđề ra các Mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến nguồn tài nguyên nước.

Theo số liệu của Liên hợp quốc, hiện nay, khoảng 11% dân số thế giới, tươngđương 780 triệu người, không được sử dụng nguồn nước sạch, và 2,5 tỷ người, chủyếu ở các khu vực nông thôn, không được sử dụng nhà vệ sinh đủ tiêu chuẩn.

Ngày 20/12/2010, theo sáng kiến của Tajikistan, Đại hội đồng Liên hợp quốc đãthông qua nghị quyết công bố năm 2013 là Năm Quốc tế hợp tác nguồn nước, trongđó Đại hội đồng Liên hợp quốc nêu bật tầm quan trọng của nguồn tài nguyên nướcđối với sự phát triển bền vững, kể cả việc bảo vệ môi trường, xóa bỏ tình trạngbần cùng và đói nghèo trên thế giới./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Đàn Cò Ốc xuất hiện trên cánh đồng xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. (Ảnh: TTXVN)

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Những ngày qua, người dân xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai phản ánh về sự xuất hiện của đàn Cò Ốc (loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam) tại khu vực cánh đồng thuộc địa bàn xã.

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Giữa không gian núi đồi hùng vỹ ngút ngàn, cỏ tranh phủ một màu trắng muốt, đung đưa theo làn gió tạo nên khung cảnh thơ mộng tại xã vùng cao Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông (Điện Biên).

Tro bụi phun lên từ núi lửa Marapi ở Padang Panjang, Tây Sumatra, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Marapi phun tro bụi cao hơn 1.000 m

Từ đầu tháng 4 đến nay, Indonesia ghi nhận 9 vụ phun trào và 125 đợt phát thải từ núi lửa Marapi, theo đó cảnh báo người dân và khách du lịch không đi vào khu vực bán kính 3 km từ miệng núi lửa.