Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) lại tập hợp trong một hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày, khai mạc vào 17 giờ 30 chiều 14/3 (giờ địa phương), tại thủ đô Brussels của Bỉ, để đánh giá lại những cuộc cải cách đang “dậm chân tại chỗ” nhằm tái khởi động nền kinh tế.
Các nhà lãnh đạo EU đã chuẩn bị sẵn sàng cho một hội nghị thượng đỉnh có những cuộc tranh luận mang tính “ý thức hệ” về chính sách kinh tế khắc khổ và tăng trưởng - chủ đề chính trong ngày họp đầu của hội nghị.
Tại hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo EU chắc sẽ đưa ra những quan điểm trái ngược nhau về nền kinh tế, với việc Tổng thống Pháp François Hollande, một nhân vật thuộc phái Xã hội, sẽ đi đầu trong việc kêu gọi châu Âu nới lỏng chính sách khắc khổ đã được thông qua để đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu.
Tại hội nghị ông Hollande có thể sẽ tìm được một đồng minh bất ngờ là Thủ tướng Anh David Cameron, người cũng ủng hộ một giải pháp “linh hoạt hơn” đối với chính sách nợ.
Các nhà ngoại giao cho rằng hai kịch bản có thể xảy ra cho cuộc họp hai ngày của các nhà lãnh đạo EU: Một cuộc họp nhanh chóng và yên ắng không có nhiều tranh luận, hoặc sẽ là một cuộc tranh luận mang tính ý thức hệ giữa những nhân vật diều hâu muốn duy trì ngân sách khắc khổ với những nhân vật tán thành một giải pháp linh hoạt hơn nhằm thúc đẩy tăng trưởng.
“Nhân vật gây rắc rối” chắc sẽ là Tổng thống Pháp Hollande, người dẫn đầu một chiến dịch vì sự tăng trưởng và việc làm nhằm cân bằng các chính sách củng cố tài chính do Đức thúc đẩy. Song Thủ tướng Italy Mario Monti, người vừa chịu một thất bại lớn trong cuộc bầu cử ngày 24-25/2, có thể cũng nêu vấn đề đất nước ông đã phải chịu thiệt hại do “chính sách khắc khổ quá liều.”
Đại đa số các nhà ngoại giao dường như đều tin rằng hội nghị lần này sẽ không có những quyết định quan trọng và đây sẽ là một kỳ hội nghị yên ắng. Lý do chính được nêu ra là với việc cuộc bầu cử tại Đức được dự kiến tổ chức vào tháng Chín, trong khi Italy vẫn đang nỗ lực tìm cách thành lập chính phủ, các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ không hề muốn bộc lộ những bất đồng của họ và tạo cơ hội cho các thị trường tài chính vẫn còn thất thường lại có các biện pháp trừng phạt như đánh tụt hạng tín nhiệm của các quốc gia.
Tuy nhiên, hàng nghìn người là thành viên các nghiệp đoàn đến từ Bỉ, Đức, Tây Ban Nha, Pháp và Bồ Đào Nha đã tham gia một cuộc biểu tình phản đối chính sách kinh tế "thắt lưng buộc bụng" và kêu gọi tạo việc làm cho thanh niên tại Quảng trường Cinquanternair, gần trụ sở của Hội đồng châu Âu ở Brussels, nơi các nhà lãnh đạo EU tham dự Hội nghị thượng đỉnh hai ngày bàn về những biện pháp nhằm vực dậy nền kinh tế.
Cuộc biểu tình bắt nguồn từ sự thất vọng đối với những chính sách khắc khổ do các nhà lãnh đạo EU áp đặt trong vòng hơn hai năm qua. Giới lãnh đạo các nghiệp đoàn và nhiều nhà kinh tế cho rằng những biện pháp này làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái kinh tế và đẩy thêm nhiều người vào tình trạng thất nghiệp và nghèo khổ.
Tỷ lệ thất nghiệp trên toàn Eurozone trong tháng 1/2013 đã lên đến 11,9%, so với mức 10,8% năm ngoái. Tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên cũng tăng lên mức cao chưa từng thấy 24,2%./.
Các nhà lãnh đạo EU đã chuẩn bị sẵn sàng cho một hội nghị thượng đỉnh có những cuộc tranh luận mang tính “ý thức hệ” về chính sách kinh tế khắc khổ và tăng trưởng - chủ đề chính trong ngày họp đầu của hội nghị.
Tại hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo EU chắc sẽ đưa ra những quan điểm trái ngược nhau về nền kinh tế, với việc Tổng thống Pháp François Hollande, một nhân vật thuộc phái Xã hội, sẽ đi đầu trong việc kêu gọi châu Âu nới lỏng chính sách khắc khổ đã được thông qua để đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu.
Tại hội nghị ông Hollande có thể sẽ tìm được một đồng minh bất ngờ là Thủ tướng Anh David Cameron, người cũng ủng hộ một giải pháp “linh hoạt hơn” đối với chính sách nợ.
Các nhà ngoại giao cho rằng hai kịch bản có thể xảy ra cho cuộc họp hai ngày của các nhà lãnh đạo EU: Một cuộc họp nhanh chóng và yên ắng không có nhiều tranh luận, hoặc sẽ là một cuộc tranh luận mang tính ý thức hệ giữa những nhân vật diều hâu muốn duy trì ngân sách khắc khổ với những nhân vật tán thành một giải pháp linh hoạt hơn nhằm thúc đẩy tăng trưởng.
“Nhân vật gây rắc rối” chắc sẽ là Tổng thống Pháp Hollande, người dẫn đầu một chiến dịch vì sự tăng trưởng và việc làm nhằm cân bằng các chính sách củng cố tài chính do Đức thúc đẩy. Song Thủ tướng Italy Mario Monti, người vừa chịu một thất bại lớn trong cuộc bầu cử ngày 24-25/2, có thể cũng nêu vấn đề đất nước ông đã phải chịu thiệt hại do “chính sách khắc khổ quá liều.”
Đại đa số các nhà ngoại giao dường như đều tin rằng hội nghị lần này sẽ không có những quyết định quan trọng và đây sẽ là một kỳ hội nghị yên ắng. Lý do chính được nêu ra là với việc cuộc bầu cử tại Đức được dự kiến tổ chức vào tháng Chín, trong khi Italy vẫn đang nỗ lực tìm cách thành lập chính phủ, các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ không hề muốn bộc lộ những bất đồng của họ và tạo cơ hội cho các thị trường tài chính vẫn còn thất thường lại có các biện pháp trừng phạt như đánh tụt hạng tín nhiệm của các quốc gia.
Tuy nhiên, hàng nghìn người là thành viên các nghiệp đoàn đến từ Bỉ, Đức, Tây Ban Nha, Pháp và Bồ Đào Nha đã tham gia một cuộc biểu tình phản đối chính sách kinh tế "thắt lưng buộc bụng" và kêu gọi tạo việc làm cho thanh niên tại Quảng trường Cinquanternair, gần trụ sở của Hội đồng châu Âu ở Brussels, nơi các nhà lãnh đạo EU tham dự Hội nghị thượng đỉnh hai ngày bàn về những biện pháp nhằm vực dậy nền kinh tế.
Cuộc biểu tình bắt nguồn từ sự thất vọng đối với những chính sách khắc khổ do các nhà lãnh đạo EU áp đặt trong vòng hơn hai năm qua. Giới lãnh đạo các nghiệp đoàn và nhiều nhà kinh tế cho rằng những biện pháp này làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái kinh tế và đẩy thêm nhiều người vào tình trạng thất nghiệp và nghèo khổ.
Tỷ lệ thất nghiệp trên toàn Eurozone trong tháng 1/2013 đã lên đến 11,9%, so với mức 10,8% năm ngoái. Tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên cũng tăng lên mức cao chưa từng thấy 24,2%./.
Thái Vân (TTXVN)