Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) lần đầu tiên được tổ chức sau 11 năm gián đoạn, khai mạc ngày 1/12 tại thủ đô Astana của Kazakhstan.
Chương trình nghị sự của hội nghị chủ yếu xoay quanh các vấn đề an ninh châu Âu, thực thi Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE), cũng như đề ra mục tiêu và nhiệm vụ của tổ chức này trong giai đoạn mới.
Tham gia hội nghị kéo dài hai ngày này có đại diện 56 quốc gia thành viên, 12 nước đối tác hợp tác của OSCE, cùng đại diện 33 tổ chức quốc tế và khu vực.
Kể từ hội nghị thượng đỉnh lần trước diễn ra tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) cách đây 11 năm, đến nay OSCE mới lại nhóm họp một hội nghị thượng đỉnh tiếp theo.
Phát biểu với báo giới trước thềm hội nghị, trợ lý Tổng thống Nga, ông Sergei Prikhodko cho rằng sự gián đoạn vừa qua trong hoạt động của OSCE có nguyên nhân là sự gia tăng những xu thế bất lợi trong tổ chức này, sự trì trệ trong phát triển nội bộ cũng như sự giảm sút vai trò của OSCE trong các công việc quốc tế. Chính vì thế Nga mong muốn khơi gợi mọi tiềm năng của OSCE như một tổ chức đại diện cho châu Âu-Đại Tây Dương và liên kết Á-Âu, một hình thức đối thoại chính trị bình đẳng về các vấn đề an ninh trong không gian OSCE cũng như đưa ra các quyết sách chung.
Nga cũng khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường vai trò, sự đóng góp của OSCE vào nỗ lực chung của thế giới trong việc đối phó hiệu quả với các nguy cơ chung, chống chủ nghĩa khủng bố, nạn buôn bán ma túy, buôn người và mọi hình thái của các loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.
Các nước và các tổ chức quốc tế và khu vực đến với Hội nghị thượng đỉnh Astana lần này với mong muốn tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quân sự-chính trị, cải tổ OSCE cho phù hợp với tình hình mới cũng như phát triển các mối quan hệ song phương và đa phương trong không gian OSCE.
Theo giới phân tích, thành tựu thực tế lớn nhất mà OSCE đạt được liên quan tới những thỏa thuận trong lĩnh vực chính trị-quân sự, được coi là chìa khóa bảo đảm an ninh, trong đó có việc thông qua Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu dưới sự bảo trợ của OSCE./.
Chương trình nghị sự của hội nghị chủ yếu xoay quanh các vấn đề an ninh châu Âu, thực thi Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE), cũng như đề ra mục tiêu và nhiệm vụ của tổ chức này trong giai đoạn mới.
Tham gia hội nghị kéo dài hai ngày này có đại diện 56 quốc gia thành viên, 12 nước đối tác hợp tác của OSCE, cùng đại diện 33 tổ chức quốc tế và khu vực.
Kể từ hội nghị thượng đỉnh lần trước diễn ra tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) cách đây 11 năm, đến nay OSCE mới lại nhóm họp một hội nghị thượng đỉnh tiếp theo.
Phát biểu với báo giới trước thềm hội nghị, trợ lý Tổng thống Nga, ông Sergei Prikhodko cho rằng sự gián đoạn vừa qua trong hoạt động của OSCE có nguyên nhân là sự gia tăng những xu thế bất lợi trong tổ chức này, sự trì trệ trong phát triển nội bộ cũng như sự giảm sút vai trò của OSCE trong các công việc quốc tế. Chính vì thế Nga mong muốn khơi gợi mọi tiềm năng của OSCE như một tổ chức đại diện cho châu Âu-Đại Tây Dương và liên kết Á-Âu, một hình thức đối thoại chính trị bình đẳng về các vấn đề an ninh trong không gian OSCE cũng như đưa ra các quyết sách chung.
Nga cũng khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường vai trò, sự đóng góp của OSCE vào nỗ lực chung của thế giới trong việc đối phó hiệu quả với các nguy cơ chung, chống chủ nghĩa khủng bố, nạn buôn bán ma túy, buôn người và mọi hình thái của các loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.
Các nước và các tổ chức quốc tế và khu vực đến với Hội nghị thượng đỉnh Astana lần này với mong muốn tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quân sự-chính trị, cải tổ OSCE cho phù hợp với tình hình mới cũng như phát triển các mối quan hệ song phương và đa phương trong không gian OSCE.
Theo giới phân tích, thành tựu thực tế lớn nhất mà OSCE đạt được liên quan tới những thỏa thuận trong lĩnh vực chính trị-quân sự, được coi là chìa khóa bảo đảm an ninh, trong đó có việc thông qua Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu dưới sự bảo trợ của OSCE./.
(TTXVN/Vietnam+)