Ngày 18/2, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Tokyo (TCCI) tổ chức hội thảo chuyên đề về kinh tế Việt Nam để giới thiệu về Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020 và cung cấp thông tin mới nhất trong các lĩnh vực kinh tế, đầu tư và thương mại của Việt Nam cho các doanh nghiệp của nước sở tại.
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Sumitaka Fujita, Chủ tịch Hội Nghiên cứu Kinh doanh tiểu vùng sông Mekong đồng thời là cố vấn đặc biệt của Tập đoàn Itochu, đánh giá cao các thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong thời gian qua, nhất là việc Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng 5,3% trong năm 2009 và 6,8% trong năm 2010.
Ông Fujita nhấn mạnh việc Việt Nam vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng cao ngay cả trong thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã cho thấy sức mạnh của nền kinh tế này.
Về quan hệ Nhật-Việt, ông Fujita khẳng định mối quan hệ đang ngày càng phát triển. Ông đặc biệt nhấn mạnh tới quyết định của Chính phủ Việt Nam chọn Nhật Bản là đối tác hợp tác xây dựng 2 lò phản ứng hạt nhân ở tỉnh Ninh Thuận và thỏa thuận hợp tác khai thác đất hiếm giữa hai nước, đồng thời bày tỏ hy vọng công nghệ của Nhật Bản sẽ đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia Đông Nam Á này.
Tại hội thảo, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Phú Bình đã giới thiệu một số nét cơ bản về Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam và một số đường lối, chủ trương quan trọng đã được thông qua tại Đại hội.
Đại sứ nhấn mạnh Việt Nam sẽ tiếp tục “đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.”
Cũng tại hội thảo, các tham tán của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã giới thiệu về Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020, chính sách và cơ hội đầu tư ở Việt Nam, các chính sách phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp của Việt Nam.
Trong phần hỏi-đáp, các doanh nghiệp Nhật Bản đã bày tỏ mối quan tâm lớn đối với các chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ và các biện pháp khuyến khích đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này, chính sách phát triển và đào tạo đội ngũ kỹ sư công nghệ thông tin, cũng như các biện pháp mà Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện nhằm đối phó với những biến động kinh tế vĩ mô trong thời gian gần đây.
Đại diện thành phố Kawasaki cho biết thành phố này có nhiều ngành công nghiệp phụ trợ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ của thành phố rất quan tâm tới các cơ hội đầu tư phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam./.
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Sumitaka Fujita, Chủ tịch Hội Nghiên cứu Kinh doanh tiểu vùng sông Mekong đồng thời là cố vấn đặc biệt của Tập đoàn Itochu, đánh giá cao các thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong thời gian qua, nhất là việc Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng 5,3% trong năm 2009 và 6,8% trong năm 2010.
Ông Fujita nhấn mạnh việc Việt Nam vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng cao ngay cả trong thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã cho thấy sức mạnh của nền kinh tế này.
Về quan hệ Nhật-Việt, ông Fujita khẳng định mối quan hệ đang ngày càng phát triển. Ông đặc biệt nhấn mạnh tới quyết định của Chính phủ Việt Nam chọn Nhật Bản là đối tác hợp tác xây dựng 2 lò phản ứng hạt nhân ở tỉnh Ninh Thuận và thỏa thuận hợp tác khai thác đất hiếm giữa hai nước, đồng thời bày tỏ hy vọng công nghệ của Nhật Bản sẽ đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia Đông Nam Á này.
Tại hội thảo, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Phú Bình đã giới thiệu một số nét cơ bản về Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam và một số đường lối, chủ trương quan trọng đã được thông qua tại Đại hội.
Đại sứ nhấn mạnh Việt Nam sẽ tiếp tục “đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.”
Cũng tại hội thảo, các tham tán của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã giới thiệu về Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020, chính sách và cơ hội đầu tư ở Việt Nam, các chính sách phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp của Việt Nam.
Trong phần hỏi-đáp, các doanh nghiệp Nhật Bản đã bày tỏ mối quan tâm lớn đối với các chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ và các biện pháp khuyến khích đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này, chính sách phát triển và đào tạo đội ngũ kỹ sư công nghệ thông tin, cũng như các biện pháp mà Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện nhằm đối phó với những biến động kinh tế vĩ mô trong thời gian gần đây.
Đại diện thành phố Kawasaki cho biết thành phố này có nhiều ngành công nghiệp phụ trợ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ của thành phố rất quan tâm tới các cơ hội đầu tư phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam./.
(TTXVN/Vietnam+)