Nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản, ngày 12/3, tại Hà Nội, Trung tâm Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (VAPEC) đã tổ chức Hội thảo khoa học “Kinh tế Nhật Bản và châu Á.”
Dự hội thảo có Ngài Yasuaki Tanizaki, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam; ông Tsuno Motonori, Trưởng đại diện Văn phòng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam, đại diện lãnh đạo VAPEC cùng nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong nước và Nhật Bản.
Tiến sỹ khoa học Võ Đại Lược, Tổng Giám đốc VAPEC cho biết hội thảo nhằm tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu, nhà kinh doanh của Việt Nam tiếp cận, giao lưu, nghiên cứu những đặc điểm và kinh nghiệm phát triển kinh tế của Nhật Bản cũng như một số nước châu Á khác, góp phần vào việc hình thành chiến lược, chính sách thực hiện chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Tại Hội thảo, giáo sư Harada Yutaka, Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản đã trình bày nghiên cứu khoa học về “Tương lai của nền kinh tế Nhật Bản” phân tích về ảnh hưởng của chính sách tín dụng với sự đình trệ kéo dài của nền kinh tế Nhật Bản rất lớn nhưng được khắc phục bởi chính sách kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Abe.
Đó là thoát khỏi tình trạng đồng yen tăng giá sẽ làm gia tăng xuất nhập khẩu và tăng năng suất sản xuất; chiến lược tăng trưởng phải được thực hiện gắn chính sách nới lỏng tín dụng, tư nhân hóa, mở cửa thị trường, giảm thuế; giảm dân số trong độ tuổi lao động, tốc độ tăng trưởng về dài hạn ở mức 1% song giảm người thất nghiệp và sử dụng lao động nữ có khả năng đạt tốc độ tăng trưởng 3% về trung hạn; không vội trong tái thiết tài chính, hạn chế sự mở rộng về chi tiêu cho an sinh xã hội do tình trạng già hóa; năng lượng tái tạo có chi phí lớn nhưng để thay thế cần phải thận trọng.
Qua đó, giáo sư Harada cho rằng chính sách kinh tế Nhật Bản đang đi đúng hướng.
Giáo sư Trần Văn Thọ, Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản cũng nêu lên vấn đề “Nhật Bản và dòng thác công nghiệp ở châu Á.”
Theo giáo sư Thọ, đối với hiện tượng “đuổi bắt” nhiều tầng trong quá trình công nghiệp hóa ở châu Á, sau một thời gian diễn ra theo quá trình tuần tự trước hết là Nhật Bản, tiếp theo là Hàn Quốc, sau đó đến Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam.
Hiện nay trong nhiều lĩnh vực, những nước đi sau theo kịp hoặc vượt qua các nước đi trước. Kết quả là vùng Đông Á đã trở thành trung tâm công nghiệp lớn của thế giới.
Giáo sư Thọ cũng phân tích khá kỹ về ảnh hưởng của Nhật Bản trong quá trình công nghiệp hóa ở châu Á đối với các nước đi sau như Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc. Đồng thời nêu lên những kênh thúc đẩy làn sóng công nghiệp lan truyền giữa các nước chủ yếu thông qua hợp đồng công nghệ, đầu tư trực tiếp (FDI), hợp đồng sản xuất, các kênh khác như chuyên gia, lao động chất lượng cao...
Giáo sư Trần Văn Thọ cho rằng Việt Nam cần nắm bắt những cơ hội mới từ Nhật Bản, nhanh chóng tăng khả năng cạnh trạnh của các ngành công nghiệp trước khi các hiệp định thương mại tự do được thực hiện hoàn toàn.
Việt Nam nên tham khảo chính sách đón nhận FDI, thái độ tích cực tiếp thị, thương lượng trực tiếp của các lãnh đạo những nước châu Á cũng như cải thiện chất lượng hạ tầng, thủ tục hành chính, dịch vụ... để tăng cường khả năng cạnh tranh thu hút FDI.../.
Dự hội thảo có Ngài Yasuaki Tanizaki, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam; ông Tsuno Motonori, Trưởng đại diện Văn phòng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam, đại diện lãnh đạo VAPEC cùng nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong nước và Nhật Bản.
Tiến sỹ khoa học Võ Đại Lược, Tổng Giám đốc VAPEC cho biết hội thảo nhằm tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu, nhà kinh doanh của Việt Nam tiếp cận, giao lưu, nghiên cứu những đặc điểm và kinh nghiệm phát triển kinh tế của Nhật Bản cũng như một số nước châu Á khác, góp phần vào việc hình thành chiến lược, chính sách thực hiện chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Tại Hội thảo, giáo sư Harada Yutaka, Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản đã trình bày nghiên cứu khoa học về “Tương lai của nền kinh tế Nhật Bản” phân tích về ảnh hưởng của chính sách tín dụng với sự đình trệ kéo dài của nền kinh tế Nhật Bản rất lớn nhưng được khắc phục bởi chính sách kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Abe.
Đó là thoát khỏi tình trạng đồng yen tăng giá sẽ làm gia tăng xuất nhập khẩu và tăng năng suất sản xuất; chiến lược tăng trưởng phải được thực hiện gắn chính sách nới lỏng tín dụng, tư nhân hóa, mở cửa thị trường, giảm thuế; giảm dân số trong độ tuổi lao động, tốc độ tăng trưởng về dài hạn ở mức 1% song giảm người thất nghiệp và sử dụng lao động nữ có khả năng đạt tốc độ tăng trưởng 3% về trung hạn; không vội trong tái thiết tài chính, hạn chế sự mở rộng về chi tiêu cho an sinh xã hội do tình trạng già hóa; năng lượng tái tạo có chi phí lớn nhưng để thay thế cần phải thận trọng.
Qua đó, giáo sư Harada cho rằng chính sách kinh tế Nhật Bản đang đi đúng hướng.
Giáo sư Trần Văn Thọ, Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản cũng nêu lên vấn đề “Nhật Bản và dòng thác công nghiệp ở châu Á.”
Theo giáo sư Thọ, đối với hiện tượng “đuổi bắt” nhiều tầng trong quá trình công nghiệp hóa ở châu Á, sau một thời gian diễn ra theo quá trình tuần tự trước hết là Nhật Bản, tiếp theo là Hàn Quốc, sau đó đến Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam.
Hiện nay trong nhiều lĩnh vực, những nước đi sau theo kịp hoặc vượt qua các nước đi trước. Kết quả là vùng Đông Á đã trở thành trung tâm công nghiệp lớn của thế giới.
Giáo sư Thọ cũng phân tích khá kỹ về ảnh hưởng của Nhật Bản trong quá trình công nghiệp hóa ở châu Á đối với các nước đi sau như Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc. Đồng thời nêu lên những kênh thúc đẩy làn sóng công nghiệp lan truyền giữa các nước chủ yếu thông qua hợp đồng công nghệ, đầu tư trực tiếp (FDI), hợp đồng sản xuất, các kênh khác như chuyên gia, lao động chất lượng cao...
Giáo sư Trần Văn Thọ cho rằng Việt Nam cần nắm bắt những cơ hội mới từ Nhật Bản, nhanh chóng tăng khả năng cạnh trạnh của các ngành công nghiệp trước khi các hiệp định thương mại tự do được thực hiện hoàn toàn.
Việt Nam nên tham khảo chính sách đón nhận FDI, thái độ tích cực tiếp thị, thương lượng trực tiếp của các lãnh đạo những nước châu Á cũng như cải thiện chất lượng hạ tầng, thủ tục hành chính, dịch vụ... để tăng cường khả năng cạnh tranh thu hút FDI.../.
Thanh Tuấn (TTXVN)