Hội thảo “Tập huấn quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn dựa trên 3R” được tổ chức ngày 16/8, tại Hà Nội.
Đây là hoạt động hợp tác giữa Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và Trung tâm Công nghệ Môi trường quôc tế (IETC) thuộc Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), nhằm giới thiệu về phương pháp luận quản lý tổng hợp chất thải rắn của UNEP và các cơ hội thách thức khi triển khai kế hoạch quản lý tổng hợp chất thải rắn của Đà Nẵng; đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm để làm cơ sở nhân rộng mô hình này ra các thành phố khác tại Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến, dự án này được triển khai từ năm 2011, áp dụng mô hình xây dựng quản lý tổng hợp chất thải rắn của UNEP thí điểm tại thành phố Đà Nẵng.
Cho đến nay, Dự án đã tổ chức hai đợt tập huấn cho các cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, về các phương pháp tiếp cận quản lý tổng hợp chất thải rắn dựa trên nguyên tắc 3R lập ra kế hoạch quản lý tổng hợp chất thải rắn, gồm xác định đặc tính và lập ra định lượng chất thải; phân tích và đánh giá hệ thống quản lý chất thải rắn của thành phố; xác định mối quan tâm của các bên liên quan trong các khâu quản lý chất thải (giảm thiểu chất thải, phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy). Đồng thời lập kế hoạch quản lý tổng hợp chất thải rắn cho thành phố.
Bà Tunnie Srisakulchairak, chuyên gia của UNEP khẳng định rằng hoạt động này nhằm tăng cường năng lực quản lý tổng hợp chất thải rắn cho Đà Nẵng, thông qua các hoạt động thu thập dữ liệu chất thải (đặc tính, khối lượng…), đánh giá hệ thống xử lý chất thải hiện có, xác định mục tiêu của kế hoạch quản lý tổng hợp chất thải rắn, xác định các nội dung yêu cầu của các bên liên quan.
Từ đó, Đà Nẵng sẽ sớm xây dựng thành công hình ảnh thành phố sinh thái thông qua những mục tiêu định tính như xây dựng hệ thống hiện đại để xử lý chất thải rắn đô thị thông qua tái chế và tiêu hủy không gây hại; xây dựng khu công nghiệp sinh thái, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường từ cộng đồng...
Ông Nguyễn Thượng Hiền, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất thải rắn và Cải thiện Môi trường cho biết lượng chất thải rắn (CTR) phát sinh tăng trung bình khoảng 10% mỗi năm, khoảng 46% CTR phát sinh từ các đô thị, 17% từ hoạt động các khu công nghiệp, CTR nông thôn, làng nghề và y tế chiếm phần còn lại. Dự báo đến năm 2025, tỷ trọng này cho CTR đô thị và CTR công nghiệp sẽ còn tiếp tục tăng lên tương ứng với con số 51% và 22%. Theo mức độ độc hại, lượng chất thải nguy hại chiếm từ 18-25% lượng CTR phát sinh của mỗi lĩnh vực.
Việc Quản lý CTR đã được triển khai ở các cấp, các ngành, nhiều biện pháp, giải pháp đã được xây dựng, đề xuất nhằm ngăn chặn sự ô nhiễm môi trường do CTR. Tỷ lệ thu gom CTR tăng lên đáng kể, khoảng 83-85% ở đô thị và 40-55% ở nông thôn, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Ở Việt Nam “Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050” đã được xác định, quản lý tổng hợp chất thải rắn là một ưu tiên trong công tác bảo vệ môi trường.
Đây là một định hướng góp phần bảo vệ môi trường, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước. Bên cạnh đó, cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người tiêu dùng, có những chính sách cụ thể hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, đào tạo nguồn nhân lực đủ trình độ chuyên môn để quản lý tổng hợp chất thải rắn./.
Đây là hoạt động hợp tác giữa Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và Trung tâm Công nghệ Môi trường quôc tế (IETC) thuộc Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), nhằm giới thiệu về phương pháp luận quản lý tổng hợp chất thải rắn của UNEP và các cơ hội thách thức khi triển khai kế hoạch quản lý tổng hợp chất thải rắn của Đà Nẵng; đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm để làm cơ sở nhân rộng mô hình này ra các thành phố khác tại Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến, dự án này được triển khai từ năm 2011, áp dụng mô hình xây dựng quản lý tổng hợp chất thải rắn của UNEP thí điểm tại thành phố Đà Nẵng.
Cho đến nay, Dự án đã tổ chức hai đợt tập huấn cho các cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, về các phương pháp tiếp cận quản lý tổng hợp chất thải rắn dựa trên nguyên tắc 3R lập ra kế hoạch quản lý tổng hợp chất thải rắn, gồm xác định đặc tính và lập ra định lượng chất thải; phân tích và đánh giá hệ thống quản lý chất thải rắn của thành phố; xác định mối quan tâm của các bên liên quan trong các khâu quản lý chất thải (giảm thiểu chất thải, phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy). Đồng thời lập kế hoạch quản lý tổng hợp chất thải rắn cho thành phố.
Bà Tunnie Srisakulchairak, chuyên gia của UNEP khẳng định rằng hoạt động này nhằm tăng cường năng lực quản lý tổng hợp chất thải rắn cho Đà Nẵng, thông qua các hoạt động thu thập dữ liệu chất thải (đặc tính, khối lượng…), đánh giá hệ thống xử lý chất thải hiện có, xác định mục tiêu của kế hoạch quản lý tổng hợp chất thải rắn, xác định các nội dung yêu cầu của các bên liên quan.
Từ đó, Đà Nẵng sẽ sớm xây dựng thành công hình ảnh thành phố sinh thái thông qua những mục tiêu định tính như xây dựng hệ thống hiện đại để xử lý chất thải rắn đô thị thông qua tái chế và tiêu hủy không gây hại; xây dựng khu công nghiệp sinh thái, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường từ cộng đồng...
Ông Nguyễn Thượng Hiền, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất thải rắn và Cải thiện Môi trường cho biết lượng chất thải rắn (CTR) phát sinh tăng trung bình khoảng 10% mỗi năm, khoảng 46% CTR phát sinh từ các đô thị, 17% từ hoạt động các khu công nghiệp, CTR nông thôn, làng nghề và y tế chiếm phần còn lại. Dự báo đến năm 2025, tỷ trọng này cho CTR đô thị và CTR công nghiệp sẽ còn tiếp tục tăng lên tương ứng với con số 51% và 22%. Theo mức độ độc hại, lượng chất thải nguy hại chiếm từ 18-25% lượng CTR phát sinh của mỗi lĩnh vực.
Việc Quản lý CTR đã được triển khai ở các cấp, các ngành, nhiều biện pháp, giải pháp đã được xây dựng, đề xuất nhằm ngăn chặn sự ô nhiễm môi trường do CTR. Tỷ lệ thu gom CTR tăng lên đáng kể, khoảng 83-85% ở đô thị và 40-55% ở nông thôn, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Ở Việt Nam “Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050” đã được xác định, quản lý tổng hợp chất thải rắn là một ưu tiên trong công tác bảo vệ môi trường.
Đây là một định hướng góp phần bảo vệ môi trường, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước. Bên cạnh đó, cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người tiêu dùng, có những chính sách cụ thể hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, đào tạo nguồn nhân lực đủ trình độ chuyên môn để quản lý tổng hợp chất thải rắn./.
Lý Thanh Hương (TTXVN)