Ngày 8/6, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã phối hợp với Hiệp hội nữ doanh nhân Hà Nội tổ chức buổi “Hội thảo tăng cường giao thương Việt Nam-Nhật Bản” nhằm thúc đẩy thương mại hai chiều hàng thủ công mỹ nghệ, tiêu dùng giữa hai nước và kêu gọi các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam.
Tham dự hội thảo có đại diện 15 doanh nghiệp thành viên Hiệp hội nữ doanh nhân Hà Nội và hơn 100 doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động trong các lĩnh vực trên.
Tại buổi hội thảo, Đại sứ Việt Nam Đoàn Xuân Hưng phát biểu nhấn mạnh quan hệ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản đã phát triển tốt đẹp trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch.
Nhật Bản là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, với tổng kim ngạch thương mại hai chiều năm 2011 đạt trên 21 tỷ USD và vốn đầu tư cam kết của Nhật Bản lên đến 26 tỷ USD.
Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản trong quý I năm 2012 đã có nhiều khởi sắc, trong đó đặc biệt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đã tăng nhanh, khoảng 65% so với cùng kỳ năm trước.
Trong chiến lược hướng vào hàng xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu ngành hàng, Chính phủ Việt Nam đã xác định mặt hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng chiến lược có khả năng tăng trưởng cao, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế thiết thực mà còn có ý nghĩa chính trị-xã hội rộng lớn.
Với các làng nghề trải dọc khắp các tỉnh thành trong cả nước, với đủ các nghề mây tre đan, chạm khắc, dệt lụa, thêu thùa, với đôi bàn tay khép léo, óc sáng tạo miệt mài của những nghệ nhân thì hàng thủ công mỹ nghệ đã, đang và sẽ chinh phục thị trường quốc tế, trong đó có thị trường Nhật Bản.
Bà Đoàn Thị Hữu Nghị, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Nữ Doanh nhân Hà Nội, phát biểu bày tỏ hy vọng thông qua buổi hội thảo, các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội nữ doanh nhân Hà Nội và các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ trao đổi thông tin, tìm kiếm được các đối tác hợp tác phù hợp để mở rộng thị trường cho hàng hóa, dịch vụ của mình.
Ông Okano Masaaki, Phó Giám đốc Công ty Asia New Power của Nhật Bản cho rằng để thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp hai nước, đòi hỏi phải có sự nỗ lực hơn nữa của cả hai phía.
Các doanh nghiệp Nhật Bản cần cung cấp thông tin cụ thể về nhu cầu của mình, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kỹ thị trường Nhật Bản, sản xuất các mặt hàng đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, mẫu mã của khách hàng Nhật Bản.
Ông tin rằng nếu các doanh nghiệp hai nước hợp tác chặt chẽ, có các sản phẩm chất lượng tốt, đẹp và giá cả cạnh tranh, hàng thủ công mỹ nghệ và hàng tiêu dùng Việt Nam có thể thâm nhập thành công thị trường Nhật Bản.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ông Nguyễn Trung Dũng, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, cho biết mặc dù trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế thế giới nói chung cũng như tình hình của Nhật Bản và Việt Nam gặp nhiều khó khăn nên kim ngạch không được như mong muốn. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam và Nhật Bản bắt đầu có dấu hiệu gia tăng và tăng rất nhanh. Đây là tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Ông Dũng bày tỏ hy vọng qua buổi tiếp xúc hôm nay, với mẫu mã đẹp mắt, tay nghề khéo và khả năng sản xuất tốt, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đáp ứng được nhu cầu của Nhật Bản trong thời gian tới.
Sau buổi hội thảo, các doanh nghiệp Nhật Bản đã tới thăm các gian hàng giới thiệu sản phẩm của 15 doanh nghiệp nữ Hà Nội và hai bên đã trao đổi các thông tin quan tâm để tìm kiếm đối tác hợp tác./.
Tham dự hội thảo có đại diện 15 doanh nghiệp thành viên Hiệp hội nữ doanh nhân Hà Nội và hơn 100 doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động trong các lĩnh vực trên.
Tại buổi hội thảo, Đại sứ Việt Nam Đoàn Xuân Hưng phát biểu nhấn mạnh quan hệ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản đã phát triển tốt đẹp trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch.
Nhật Bản là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, với tổng kim ngạch thương mại hai chiều năm 2011 đạt trên 21 tỷ USD và vốn đầu tư cam kết của Nhật Bản lên đến 26 tỷ USD.
Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản trong quý I năm 2012 đã có nhiều khởi sắc, trong đó đặc biệt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đã tăng nhanh, khoảng 65% so với cùng kỳ năm trước.
Trong chiến lược hướng vào hàng xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu ngành hàng, Chính phủ Việt Nam đã xác định mặt hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng chiến lược có khả năng tăng trưởng cao, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế thiết thực mà còn có ý nghĩa chính trị-xã hội rộng lớn.
Với các làng nghề trải dọc khắp các tỉnh thành trong cả nước, với đủ các nghề mây tre đan, chạm khắc, dệt lụa, thêu thùa, với đôi bàn tay khép léo, óc sáng tạo miệt mài của những nghệ nhân thì hàng thủ công mỹ nghệ đã, đang và sẽ chinh phục thị trường quốc tế, trong đó có thị trường Nhật Bản.
Bà Đoàn Thị Hữu Nghị, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Nữ Doanh nhân Hà Nội, phát biểu bày tỏ hy vọng thông qua buổi hội thảo, các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội nữ doanh nhân Hà Nội và các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ trao đổi thông tin, tìm kiếm được các đối tác hợp tác phù hợp để mở rộng thị trường cho hàng hóa, dịch vụ của mình.
Ông Okano Masaaki, Phó Giám đốc Công ty Asia New Power của Nhật Bản cho rằng để thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp hai nước, đòi hỏi phải có sự nỗ lực hơn nữa của cả hai phía.
Các doanh nghiệp Nhật Bản cần cung cấp thông tin cụ thể về nhu cầu của mình, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kỹ thị trường Nhật Bản, sản xuất các mặt hàng đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, mẫu mã của khách hàng Nhật Bản.
Ông tin rằng nếu các doanh nghiệp hai nước hợp tác chặt chẽ, có các sản phẩm chất lượng tốt, đẹp và giá cả cạnh tranh, hàng thủ công mỹ nghệ và hàng tiêu dùng Việt Nam có thể thâm nhập thành công thị trường Nhật Bản.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ông Nguyễn Trung Dũng, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, cho biết mặc dù trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế thế giới nói chung cũng như tình hình của Nhật Bản và Việt Nam gặp nhiều khó khăn nên kim ngạch không được như mong muốn. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam và Nhật Bản bắt đầu có dấu hiệu gia tăng và tăng rất nhanh. Đây là tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Ông Dũng bày tỏ hy vọng qua buổi tiếp xúc hôm nay, với mẫu mã đẹp mắt, tay nghề khéo và khả năng sản xuất tốt, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đáp ứng được nhu cầu của Nhật Bản trong thời gian tới.
Sau buổi hội thảo, các doanh nghiệp Nhật Bản đã tới thăm các gian hàng giới thiệu sản phẩm của 15 doanh nghiệp nữ Hà Nội và hai bên đã trao đổi các thông tin quan tâm để tìm kiếm đối tác hợp tác./.
M.Sơn-Hữu Thắng/Tokyo (Vietnam+)