Hơn 19 ha rừng trên đảo Phú Quốc đã bị xâm hại

Huyện Phú Quốc thành lập đoàn kiểm tra, qua đó đã phát hiện trên đảo có hơn 19 ha rừng ở thị trấn An Thới bị xâm hại nghiêm trọng.
Trước phản ánh của báo chí và dư luận xã hội về tình trạng vi phạm tài nguyênrừng trên đảo Phú Quốc ( Kiên Giang) trong thời gian gần đây, Ủy ban nhân dânhuyện Phú Quốc thành lập đoàn kiểm tra, qua đó đã phát hiện trên đảo có hơn 19ha rừng ở thị trấn An Thới thuộc huyện đảo này bị xâm hại nghiêm trọng.

Theo Ủy ban nhân dân huyện Phú Quốc, diện tích rừng bị thiệt hại liên quanđến 26 vụ vi phạm, với hàng chục đối tượng tham gia diễn ra từ đầu năm 2009 đếnnay đã và đang được cơ quan chức năng điều tra, xử lý.

Trong đó, xâm hại rừngphòng hộ 16,53 ha, khai thác rừng tràm bông vàng trồng năm 2000 diện tích 2,03ha và còn lại là phát trắng 2,49 ha rừng nằm ngoài rừng phòng hộ

Trong số nhữngvụ vi phạm tài nguyên rừng này, ngành chức năng huyện Phú Quốc truy tìm được đốitượng 9 vụ, đã ra quyết định khởi tố hình sự 3 vụ, còn lại là xử lý hành chính,buộc đối tượng khắc phục hậu quả, nhưng chậm thực hiện; 14 vụ vi phạm vắng chủ,cơ quan chức năng đang xác minh, điều tra truy tìm đối tượng vi phạm để xử lý.

Tỉnh Kiên Giang giao Ban Quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng Phú Quốc bảovệ, phát triển rừng diện tích hơn 33.307 ha.

Tuy nhiên, do quy hoạch, điều chỉnhquy hoạch sử dụng đất thời gian qua nên tình hình đất đai ở Phú Quốc luôn có sựbiến động lớn, từng lúc và từng nơi ở các xã, thị trấn xảy ra tình trạng baochiếm, lấn chiếm đất rừng, phá rừng, khai thác và vận chuyển gỗ trái phép…

HuyệnPhú Quốc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý kết hợp vớituyên truyền nhân dân nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ rừng trên địa bàn, nhằmphát hiện và ngăn chặn kịp thời các vụ vi phạm, xâm hại tài nguyên rừng đảo PhúQuốc./.

Lê Huy Hải (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Tro bụi phun lên từ núi lửa Marapi ở Padang Panjang, Tây Sumatra, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Marapi phun tro bụi cao hơn 1.000 m

Từ đầu tháng 4 đến nay, Indonesia ghi nhận 9 vụ phun trào và 125 đợt phát thải từ núi lửa Marapi, theo đó cảnh báo người dân và khách du lịch không đi vào khu vực bán kính 3 km từ miệng núi lửa.