Ngày 13/12 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức hội thảo triển khai Đề án Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020.
Đề án Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 5/8/2012. Mục tiêu chung của Đề án là hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng để đáp ứng nhu cầu bản thân; tạo điều kiện để họ vươn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế, xã hội.
Trong giai đoạn 2012-2015, cả nước phấn đấu 70% người khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ y tế; khoảng 60.000 trẻ em và người khuyết tật được phẫu thuật chỉnh hình; 90% người khuyết tật được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu; 250.000 người khuyết tật trong độ tuổi lao động còn khả năng lao động được học nghề và tự tạo việc làm phù hợp; 50% công trình là trụ sở làm việc của cơ quan Nhà nước, bến xe, bến tàu, cơ sở khám bệnh, nhà chung cư… đảm bảo điều kiện tiếp cận với người khuyết tật...
Các hoạt động chính của Dự án là phát hiện sớm, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp dụng cụ trợ giúp cho người khuyết tật; trợ giúp tiếp cận giáo dục, pháp lý; trợ giúp tiếp cận và sử dụng các công trình xây dựng, tham gia giao thông; trợ giúp sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; dạy nghề, tạo việc làm.
Tổng kinh phí thực hiện Đề án là 2.025 tỷ đồng.
Theo đánh giá của lãnh đạo Cục Bảo trợ xã hội: Giai đoạn 2006-2010, hiệu quả công tác trợ giúp người khuyết tật chưa cao, chưa bền vững; nhiều người khuyết tật chưa được hưởng hoặc được hưởng nhưng rất ít chế độ trợ giúp của Nhà nước.
Tỷ lệ hộ gia đình có người khuyết tật thuộc diện hộ nghèo vẫn còn cao, số trẻ em khuyết tật chưa được đến trường, mù chữ vẫn còn nhiều; người khuyết tật tiếp cận các công trình, giao thông còn rất khó khăn./.
Đề án Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 5/8/2012. Mục tiêu chung của Đề án là hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng để đáp ứng nhu cầu bản thân; tạo điều kiện để họ vươn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế, xã hội.
Trong giai đoạn 2012-2015, cả nước phấn đấu 70% người khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ y tế; khoảng 60.000 trẻ em và người khuyết tật được phẫu thuật chỉnh hình; 90% người khuyết tật được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu; 250.000 người khuyết tật trong độ tuổi lao động còn khả năng lao động được học nghề và tự tạo việc làm phù hợp; 50% công trình là trụ sở làm việc của cơ quan Nhà nước, bến xe, bến tàu, cơ sở khám bệnh, nhà chung cư… đảm bảo điều kiện tiếp cận với người khuyết tật...
Các hoạt động chính của Dự án là phát hiện sớm, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp dụng cụ trợ giúp cho người khuyết tật; trợ giúp tiếp cận giáo dục, pháp lý; trợ giúp tiếp cận và sử dụng các công trình xây dựng, tham gia giao thông; trợ giúp sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; dạy nghề, tạo việc làm.
Tổng kinh phí thực hiện Đề án là 2.025 tỷ đồng.
Theo đánh giá của lãnh đạo Cục Bảo trợ xã hội: Giai đoạn 2006-2010, hiệu quả công tác trợ giúp người khuyết tật chưa cao, chưa bền vững; nhiều người khuyết tật chưa được hưởng hoặc được hưởng nhưng rất ít chế độ trợ giúp của Nhà nước.
Tỷ lệ hộ gia đình có người khuyết tật thuộc diện hộ nghèo vẫn còn cao, số trẻ em khuyết tật chưa được đến trường, mù chữ vẫn còn nhiều; người khuyết tật tiếp cận các công trình, giao thông còn rất khó khăn./.
Trần Xuân Tình (TTXVN)