Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stokholm (SIPRI) cho biết trên thế giới hiện có 4.400 đầu đạn hạt nhân đã được chuẩn bị sẵn sàng đưa vào sử dụng.
Mặc dù kho vũ khí hạt nhân của tám nước gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Israel tính đến đầu năm 2012 đã giảm xuống còn 19.000 đầu đạn hạt nhân so với 20.530 đầu đạn hạt nhân trong năm 2011, song những nước này vẫn tiếp tục hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của mình.
Trong báo cáo hàng năm công bố ngày 4/6 về xu hướng trong lĩnh vực vũ khí, giải giáp vũ khí và an ninh toàn cầu, Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stokholm (SIPRI) nêu rõ trong số 19.000 đơn vị nói trên, có 4.400 đầu đạn hạt nhân đã được chuẩn bị sẵn sàng đưa vào sử dụng và khoảng một nửa trong số này đang ở trong chế độ trực chiến.
Bên cạnh đó, các cường quốc hạt nhân vẫn tiếp tục triển khai hệ thống phóng đầu đạn hạt nhân mới, hoặc tuyên bố thực hiện các chương trình tương tự.
Điều này cho thấy bất chấp cộng đồng quốc tế rất nỗ lực trong việc giải giáp vũ khí, song các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân chỉ đưa ra những tuyên bố hùng hồn, chứ trên thực tế không muốn từ bỏ loại vũ khí giết người hàng loạt này.
Theo SIPRI, việc cắt giảm vũ khí hạt nhân chủ yếu được Mỹ và Nga thực hiện. Đây là hai quốc gia phải giảm số vũ khí triển khai mang đầu đạn hạt nhân trong khuôn khổ Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (START) và tiêu hủy vũ khí hết thời hạn sử dụng.
Hiệp ước START mới quy định đến năm 2018, cả Mỹ và Nga sẽ phải cắt giảm số đầu đạn hạt nhân được triển khai xuống còn 1.550 đơn vị.
SIPRI được thành lập năm 1966 và là trung tâm phân tích độc lập chuyên nghiên cứu các cuộc xung đột, kiểm soát và giải giáp vũ khí toàn cầu./.
Mặc dù kho vũ khí hạt nhân của tám nước gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Israel tính đến đầu năm 2012 đã giảm xuống còn 19.000 đầu đạn hạt nhân so với 20.530 đầu đạn hạt nhân trong năm 2011, song những nước này vẫn tiếp tục hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của mình.
Trong báo cáo hàng năm công bố ngày 4/6 về xu hướng trong lĩnh vực vũ khí, giải giáp vũ khí và an ninh toàn cầu, Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stokholm (SIPRI) nêu rõ trong số 19.000 đơn vị nói trên, có 4.400 đầu đạn hạt nhân đã được chuẩn bị sẵn sàng đưa vào sử dụng và khoảng một nửa trong số này đang ở trong chế độ trực chiến.
Bên cạnh đó, các cường quốc hạt nhân vẫn tiếp tục triển khai hệ thống phóng đầu đạn hạt nhân mới, hoặc tuyên bố thực hiện các chương trình tương tự.
Điều này cho thấy bất chấp cộng đồng quốc tế rất nỗ lực trong việc giải giáp vũ khí, song các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân chỉ đưa ra những tuyên bố hùng hồn, chứ trên thực tế không muốn từ bỏ loại vũ khí giết người hàng loạt này.
Theo SIPRI, việc cắt giảm vũ khí hạt nhân chủ yếu được Mỹ và Nga thực hiện. Đây là hai quốc gia phải giảm số vũ khí triển khai mang đầu đạn hạt nhân trong khuôn khổ Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (START) và tiêu hủy vũ khí hết thời hạn sử dụng.
Hiệp ước START mới quy định đến năm 2018, cả Mỹ và Nga sẽ phải cắt giảm số đầu đạn hạt nhân được triển khai xuống còn 1.550 đơn vị.
SIPRI được thành lập năm 1966 và là trung tâm phân tích độc lập chuyên nghiên cứu các cuộc xung đột, kiểm soát và giải giáp vũ khí toàn cầu./.
(TTXVN)