Theo kết quả khảo sát của Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã (WAR) công bố ngày 23/5, có hơn một nửa số dân sống và làm việc ở Thành phố Hồ Chí Minh từng sử dụng động vật hoang dã, trong đó gần một nửa sử dụng từ 3 lần trở lên trong một năm.
Những phát hiện này dựa trên kết quả của cuộc khảo sát với hơn 4000 người dân và gần 3600 học sinh Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố từ tháng 8/2010 đến tháng 4/2011.
Nam giới sử dụng sản phẩm động vật hoang dã nhiều hơn nữ giới, phổ biến nhất là hình thức ăn thịt, tiếp đến là uống rượu, làm thuốc, làm cảnh và làm đồ trang trí, thời trang.
Nhóm người ở độ tuổi trung niên 36-45 tuổi, người có chức vụ cao, học vấn cao có xu hướng sử dụng sản phẩm động vật hoang dã nhiều hơn. Đặc biệt, việc sử dụng sản phẩm của người dân đang xu hướng gia tăng trong tương lai.
Đặc biệt, với đối tượng học sinh trung học cơ sở cũng có tới 28,2% đã từng sử dụng sản phẩm động vật hoang dã, do định hướng bởi cha mẹ, người lớn trong gia đình tại các quán đặc sản nhân các sự kiện trong gia đình như lễ sinh nhật, thôi nôi...
Kết quả khảo sát cho thấy người dân và học sinh còn nhầm lẫn về mức độ quí hiếm của các loài, khi phát hiện các vụ vi phạm phần lớn đều không biết và không nhớ số điện thoại nào để thông báo.
Bà Đỗ Thị Thanh Huyền, Quản lý Chương trình Giáo dục Bảo tồn thuộc tổ chức WAR cho rằng: “Các can thiệp nhằm ngăn chặn việc buôn bán tiêu thụ sản phẩm động vật hoang dã trái phép cần hướng vào người sử dụng sản phẩm động vật hoang dã, vì có nhu cầu mua mới có nhu cầu bán. Chính người tiêu dùng đã tạo nhu cầu cho việc săn bắt, buôn bán sản phẩm động vật hoang dã trái phép, khiến các loài bị đe doạ tuyệt chủng.”
Những phát hiện này dựa trên kết quả của cuộc khảo sát với hơn 4000 người dân và gần 3600 học sinh Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố từ tháng 8/2010 đến tháng 4/2011.
Nam giới sử dụng sản phẩm động vật hoang dã nhiều hơn nữ giới, phổ biến nhất là hình thức ăn thịt, tiếp đến là uống rượu, làm thuốc, làm cảnh và làm đồ trang trí, thời trang.
Nhóm người ở độ tuổi trung niên 36-45 tuổi, người có chức vụ cao, học vấn cao có xu hướng sử dụng sản phẩm động vật hoang dã nhiều hơn. Đặc biệt, việc sử dụng sản phẩm của người dân đang xu hướng gia tăng trong tương lai.
Đặc biệt, với đối tượng học sinh trung học cơ sở cũng có tới 28,2% đã từng sử dụng sản phẩm động vật hoang dã, do định hướng bởi cha mẹ, người lớn trong gia đình tại các quán đặc sản nhân các sự kiện trong gia đình như lễ sinh nhật, thôi nôi...
Kết quả khảo sát cho thấy người dân và học sinh còn nhầm lẫn về mức độ quí hiếm của các loài, khi phát hiện các vụ vi phạm phần lớn đều không biết và không nhớ số điện thoại nào để thông báo.
Bà Đỗ Thị Thanh Huyền, Quản lý Chương trình Giáo dục Bảo tồn thuộc tổ chức WAR cho rằng: “Các can thiệp nhằm ngăn chặn việc buôn bán tiêu thụ sản phẩm động vật hoang dã trái phép cần hướng vào người sử dụng sản phẩm động vật hoang dã, vì có nhu cầu mua mới có nhu cầu bán. Chính người tiêu dùng đã tạo nhu cầu cho việc săn bắt, buôn bán sản phẩm động vật hoang dã trái phép, khiến các loài bị đe doạ tuyệt chủng.”
Nghị định số 99 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đã tăng mức xử phạt hành chính tối đa lên 500 triệu đồng, tăng 17 lần so với Nghị định 159 trước đây. Bộ luật Hình sự sửa đổi cũng tăng mức xử lý vi phạm các quy định về bảo vệ động, thực vật thuộc danh mục các loài nguy cấp quý hiếm cao nhất là phạt tiền 500 triệu đồng và phạt tù 7 năm. |
Cẩm Thơ (Vietnam+)+